fbpx

5 khoản chi tiêu quản lý vận hành nhà chung cư ban quản trị cần phải thực hiện

5 khoản chi tiêu quản lý vận hành nhà chung cư ban quản trị cần phải thực hiện

Ban quản trị tòa nhà là đơn vị nắm vững tài chính quỹ bảo trì tòa nhà, vì vậy những chi tiêu trong quản lý vận hành nhà chung cư cũng đều cần được ban quản trị chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Dưới đây là 5 khoản chi tiêu quản lý vận hành nhà chung cư mà ban quản trị cần phải bỏ ra để đảm bảo tòa nhà chung cư có thể vận hành hiệu quả và ổn định.

 

Quản lý tòa nhà bằng công nghệ – Giải pháp mới cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số

Làm thế nào để quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả khi ban quản trị chưa có sự chuyên nghiệp ?

Giải pháp quản lý nào hiệu quả khi quy định quản lý vận hành nhà chung cư không thống nhất ?

 

Đối với những tòa nhà chung cư lớn thì việc quản lý vận hành lại càng thêm phức tạp, vì vậy tòa nhà chung cư đều cần đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, đảm bảo dịch vụ quản lý vận hành uy tín và hiệu quả.

Bên cạnh đó dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư còn bao gồm nhiều dịch vụ bổ trợ khác trong tòa nhà như vệ sinh, an ninh, kỹ thuật…… với yêu cầu từng nhân sự tại mỗi bộ phận đều phải có năng lực chuyên môn nhất định, có trình độ chuyên môn cao mới có thể quản lý tòa nhà tốt nhất.

Tất nhiên công tác quản lý tài chính trong tòa nhà làm sao để hiệu quả và tránh tranh chấp cũng là công việc cần có sự thận trọng và cân nhắc kỹ càng, bởi nguồn thu có hạn nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp được dịch vụ tốt nhất cho cư dân.

Chính vì vậy để làm được điều này, ban quản lý nhà chung cư cần phải khai thác nhà chung cư tối ưu nhằm tăng cường nguồn thu, giảm thiểu chi phí dịch vụ trong nhà chung cư, giảm các khoản chi không quan trọng nhưng vẫn phải đảm bảo những khoản chi tiêu bắt buộc cần phải thực hiện.

1. Chi phí cho ban quản lý vận hành nhà chung cư

Bất cứ tòa nhà chung cư nào để hoạt động tốt đều cần phải có ban quản lý vận hành nhà chung cư chuyên nghiệp. Theo như luật nhà ở được ban hành năm 2014 thì những tòa nhà chung cư có thang máy đều phải có đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư chuyên nghiệp quản lý.

Với những tòa nhà cao tầng có hệ thống kỹ thuật phức tạp đều cần ban quản lý nhà chung cư phải có kiến thức chuyên môn tốt từ nhiều ngành nghề, đảm bảo vận hành được hệ thống kỹ thuật của tòa nhà an toàn và hiệu quả hơn.

Đặc biệt ban quản lý nhà chung cư nếu có kinh nghiệm chuyên môn tốt có thể quản lý rủi ro nhà chung cư hiệu quả hơn, nhanh chóng xử lý được các sự cố chính xác trong nhà chung cư nhanh chóng và an toàn, hạn chế tối đa những thiệt hại về con người và tài sản.

Vì vậy ban quản trị cần phải có giải pháp cân đối ngân sách hiệu quả để chi cho ban quản lý chung cư nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt và an toàn cho tòa nhà.

2. Chi phí cho công tác bảo trì và bảo dưỡng

Công tác bảo trì và bảo dưỡng nhà chung cư cũng cần phải đảm bảo được chi tiêu hợp lý, trong đó những chi phí dành cho việc bảo trì và bảo dưỡng đều được trích chi phí từ quỹ bảo trì nhà chung cư, trong đó theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD, kinh phí bảo trì được sử dụng để:

– Chi cho bảo trì các hạng mục theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

– Chi bảo trì các hệ thống thiết bị chung gồm thang máy, máy phát điện, máy bơm nước, hệ thống thông gió, các thiết bị điện dùng chung,…

– Chi bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng kết nối với nhà chung cư; quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 100 của Luật Nhà ở.

– Chi xử lý nước thải, hút bể phốt định kỳ

– Chi cho các hạng mục khác thuộc sở hữu chung nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở.

3. Chi phí dịch vụ điện nước cho khu công cộng

Để đảm bảo tối ưu được dịch vụ cho tòa nhà chung cư, ban quản trị cũng cần phải cân đối chi phí cho những khoản tiền điện nước phục vụ tại những khu vực sở hữu chung, chi phí cho các tiện ích công cộng.

Trong đó những khoản thu chi được kể đến bao gồm tiền nước nhà vệ sinh, chăm sóc cây xanh, vệ sinh an ninh, những dịch vụ công cộng khác cùng với tiền điện sử dụng cho các mục đích chung như chiếu sáng tại khu vực chung, điện phục vụ công tác bảo trì bảo dưỡng và điện phục vụ cho các bộ phận của ban quản lý tòa nhà….

4. Cần có chi phí tập huấn phòng cháy định kỳ

5 khoản chi tiêu quản lý vận hành nhà chung cư ban quản trị cần phải thực hiện

Để hạn chế tối đa những rủi ro trong công tác quản lý vận hành, ban quản trị nhà chung cư cần phải có chi phí phòng cháy chữa cháy chung cư định kỳ. Đặc biệt công tác tập huấn phòng cháy chữa cháy chung cư nhằm trang bị cho cư dân những kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng cháy chữa cháy, cách xử lý tình huống và thoát hiểm an toàn là điều vô cùng cần thiết.

Thường những tòa nhà chung cư đều cần tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy cho nhà chung cư ít nhất mỗi năm 1 lần. Chi phí cho tập huấn phòng cháy chữa cháy gồm có: mua nguyên vật liệu, chi cho cán bộ tập huấn,…đều lấy từ nguồn phí dịch vụ hàng tháng của cư dân.

5. Chi phí cho các hoạt động đoàn thể trong tòa nhà

Ngoài những chi phí trên, ban quản trị nhà chung cư cần phải bỏ chi phí thêm cho các hoạt động toàn thể trong tòa nhà như sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động văn hóa văn nghệ tập thể nhà chung cư, ,quỹ như quỹ thiếu nhi, quỹ người cao tuổi, … của nhà chung cư.

Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !

 Thông tin liên hệ qua hotline :

Sales Team  – Hotline:  0909 437 699  –  0934 614 696

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079

Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.

5 khoản chi tiêu quản lý vận hành nhà chung cư ban quản trị cần phải thực hiện
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button