LandSoft Việt Nam

Ban quản trị nhà chung cư có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nào ?

Ban quản trị nhà chung cư do một hoặc nhiều chủ sở hữu thành lập để quản lý và theo dõi, xử lý công việc liên quan tới khu nhà chung cư. Tùy thuộc theo từng trường hợp cụ thể mà ban quản trị nhà chung cư sẽ có những quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

1. Ban quản trị nhà chung cư gồm những ai ?

Không phải chung cư nào cũng bắt buộc cần phải có ban quản trị nhà chung cư, trong đó với những khu nhà chung cư có một hoặc nhiều chủ sở hữu với số lượng chung cư dưới 20 căn hộ thường không cần thiết lập ban quản trị nhà chung cư.

Hầu hết ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần ban quản trị nhà chung cư thường là chủ sở hữu cùng với những người sử dụng nhà chung cư.

Riêng với những tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu với số lượng căn hộ lên tới 20 căn hộ trở lên sẽ thuộc diện bắt buộc phải lập ban quản trị nhà chung cư, lúc này thành phần ban quản trị nhà chung cư sẽ bao gồm có đại diện của các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư hoặc cũng có thể bao gồm cả người sử dụng nhà chung cư.

Trong đó thành viên của ban quản trị nhà chung cư sẽ được bầu hoặc bãi nhiễm bởi các chủ sỡ hữu, thông qua hội nghị nhà chung cư theo đúng quy chế quản lý thuộc Bộ xây dựng ban hành.

2. Quyền và nghĩa vụ của ban quản trị nhà chung cư là gì ?

Ban quản trị nhà chung cư có những quyền và nghĩa vụ cụ thể bao gồm :

+ Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

+ Quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì sở hữu của nhà chung cư theo đúng quyết định của hội nghị, có báo cáo thu chi rõ ràng.

+ Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật nhà ở 2014.

+ Thực hiện thu, chi kinh phí quản lý vận hành và báo cáo( khi nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành.

+ Ký hợp đồng với những đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở để bảo trì và giám sát hoạt động bảo trì nhà chung cư

+ Thu nhận và tổng hợp ý kiến của người sử dụng nhà chung cư về các dịch vụ nhà chung cư, phối hợp với các tổ chức, cơ quan chức năng, cá nhân liên quan để giải quyết.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm xây dựng nếp sống văn minh, trật tự và an toàn xã hội trong tòa nhà chung cư.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định

+ Nhận bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhà chung cư, cung cấp một bộ hồ sơ đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Quy chế kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư;

+ Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở 2014 và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư.

Rate this post
Exit mobile version