Phần mềm Landsoft

Ban quản trị nhà chung cư liệu có tư cách pháp nhân không?

Theo như Luật Nhà ở được sửa đổi và có hiệu lực từ tháng 7-2015 thì ban quản trị nhà chung cư được xem như một tổ chức và hoạt động theo mô hình hội đồng quản trị, có tư cách pháp nhân cũng như con dấu riêng.

Đọc thêm:

Tại sao ban quản trị chung cư bắt buộc phải có chứng chỉ quản lý vận hành chung cư ?

Ban quản trị nhà chung cư có những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nào ?

Làm thế nào để quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả khi ban quản trị chưa có sự chuyên nghiệp ?

Điều này đòi hỏi ban quản trị buộc phải có chứng chỉ vận hành nhà chung cư và phải có chuyên môn nghiệp vụ nhất định để giám sát quản lý vận hành tòa nhà hiệu quả hơn.

Ban quản trị nhà chung cư là một tổ chức có tư cách pháp nhân

Luật nhà ở được sửa đổi và có hiệu lực từ tháng 7-2015 cũng đã nêu rõ, ban quản trị nhà chung cư là một tổ chức có nhiều chủ sở hữu, được tổ chức và hoạt động dựa theo mô hình hội đồng quản trị của một công ty cổ phần, hoặc mô hình ban chủ nhiệm hợp tác xã. Tức là ban quản trị nhà chung cư đã có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng của mình.

Theo như ông Nguyễn Mạnh Khởi, phó cục trưởng cục quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây Dựng cũng đã nêu rõ. Theo như dự thảo được nghị định, mỗi một hộ dân cư là chủ sở hữu căn hộ trong tòa nhà, có quyền sở hữu căn hộ của mình được xem như một cổ đông bên trong hội đồng quản trị tòa nhà.

Trong đó những tòa nhà chung cư có số lượng căn hộ dưới 20 căn thì cư dân sẽ thống nhất để quyết định liệu có nên thành lập ban quản trị nhà chung cư hay không. Còn với những tòa nhà chung cư có số lượng căn hộ trên 20 căn thì sẽ buộc phải thành lập ban quản trị để hỗ trợ giám sát và quản lý vận hành tòa nhà.

Với những tòa nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu thì ban quản trị nhà chung cư sẽ được tổ chức theo mô hình tự quản.

Tuy nhiên thực tế thị trường hiện nay cho thấy, ban quản trị nhà chung cư hiện nay vẫn còn tồn đọng nhiều mô hình hoạt động như “tổ dân phố” và chưa có được thực quyền. Vì vậy những quy định mới được sửa đổi trong Luật Nhà ở sẽ giúp ban quản trị nhà chung cư có thực quyền hơn khi làm việc với đối tác cũng như đơn vị quản lý vận hành, hỗ trợ xây dựng môi trường sinh hoạt tốt nhất cho cư dân trong tòa nhà.

Làm thế nào để tránh ban quản trị lạm quyền?

Việc để ban quản trị có được thực quyền cũng đồng nghĩa với nỗi lo ban quản trị nhà chung cư sẽ lạm quyền ra tăng, dẫn tới việc ban quản trị sử dụng các khoản phí chung của nhà chung cư để làm việc riêng. Vì vậy tòa nhà cũng cần có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn điều này.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết thêm, trước đây chung cư được người mua sở hữu vĩnh viễn. Điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề không thể giải quyết được, chẳng hạn chung cư hư hỏng, quá đát nhưng cơ quan chức năng không thể phá dỡ vì thiếu cơ sở pháp lý. Ông Khởi lấy dẫn chứng, tại Hà Nội, có những dự án chung cư cũ phải mất đến 3-4 năm mới tháo dỡ được cũng vì vướng mắc trên.

Vì vậy những nghị định mới được ban hành cũng sẽ quy định rõ về niên hạn sử dụng chung cư từ 70-100 năm và buộc chủ sở hữu phải di dời khi chung cư hư hỏng đột xuất, không đảm bảo an toàn. Nghị định mới cũng quy định chủ đầu tư chung cư phải xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng trong dự án và được tính là sở hữu chung. Đây sẽ là nơi tổ chức các hoạt động chung của cư dân, hội họp, tang lễ…

Nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà chung cư cho ban quản trị, giảm thiểu mâu thuẫn tranh chấp bằng phần mềm

Một thực trạng hiện nay cho thấy, việc ban quản trị nhà chung cư có quyền lợi và nghĩa vụ tăng cao dẫn tới những mâu thuẫn và tranh chấp chung cư cũng bùng nổ ngày càng phổ biến, bao gồm tranh chấp giữa ban quản trị với cư dân, tranh chấp giữa cư dân với chủ đầu tư.

Hầu hết những tranh chấp và mâu thuẫn này đều xoay quanh việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, sử dụng diện tích chung, tranh chấp về hoạt động quản trị cũng như sử dụng quỹ bảo trì, những tranh chấp liên quan tới tình trạng tòa nhà không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ…

Hầu hết những tranh chấp và mâu thuẫn này đều xoay quanh việc ban quản trị, chủ đầu tư chưa thực sự minh bạch được mọi hoạt động quản trị và quản lý vận hành với cư dân, chưa nắm rõ được các quy định về bảo trì công trình và  các chủ sở hữu nhà chung cư chưa quan tâm đến quyền lợi, trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng nhà chung cư…

Để giải quyết tình trạng này, ban quản trị nhà chung cư buộc phải có một công cụ đắc lực để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trên. Phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control chính là giải pháp tối ưu nhất giúp ban quản trị giải quyết tốt tình trạng này.

Hệ thống được tích hợp đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ quản lý vận hành tòa nhà, giúp ban quản trị theo dõi và bám sát từng hoạt động của tòa nhà chung cư, quản lý cư dân và giám sát đơn vị quản lý vận hành chặt chẽ, xây dựng môi trường sống an toàn và thoải mái nhất cho cư dân.

 

 

Ban quản trị nhà chung cư liệu có tư cách pháp nhân không?
Đánh giá
Exit mobile version