Phần mềm Landsoft

Bí quyết giúp doanh nghiệp bất động sản thích nghi với lộ trình siết tín dụng

Hiệp hội bất động sản (BĐS) Tp.HCM (HoREA) chỉ ra 8 yếu tố cần được thay đổi để giúp các doanh nghiệp địa ốc thích nghi dần với lộ trình giảm dần tín dụng vào BĐS của Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó đối với lĩnh vực có tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao như bất động sản, từ ngày 1/1/2019 các tổ chức tín dụng chỉ có thể sử dụng được tối đa là 40% nguồn vốn ngắn hạn nhằm cho vay trung hạn và dài hạn, theo đúng như những quy định được nêu ra tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 16/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.

Đặc biệt sau quá trình thảo luận, trao đổi với lãnh đạo ngân hàng nhà nước, hiệp hội bất động sản cũng có sự thống nhất về tính cần thiết khi thực hiện lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa được dùng nguồn vốn ngắn hạn nhằm cho vay trung hạn và dài hạn, trong đó lộ trình này có thể giảm dần sự phụ thuộc của thị trường bất động sản với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, từ đó mang lại áp lực có tính lành mạnh và tích cực hơn, khiến các doanh nghiệp bất động sản cần phải tìm kiếm thêm các nguồn vốn bổ sung khác khi đầu tư.

Để thích ứng với với lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường BĐS, HoREA có 8 khuyến nghị đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, bao gồm:

1. Cần có sẵn nguồn vốn thay thế

Điều đầu tiên các doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị là phải có sẵn nguồn vốn thay thế, nhằm đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu.

Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị  đầy đủ quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, đáp ứng tiến độ thực hiện dự án….. nhằm đủ điều kiện có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đừng quên chuẩn bị sẵn sàng thêm những nguồn vốn thay thế khác.

2. Đặt lợi ích khách hàng lên đầu

Doanh nghiệp bất động sản nếu muốn huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng thì cần phải đặt lợi ích của khách hàng lên đầu, theo đúng như quy định của pháp luật trong kinh doanh bất động sản.

Đặc biệt doanh nghiệp bất động sản phải giữ chữ tín, đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, bàn giao nhà và xây dựng căn hộ, đảm bảo hình thành được không gian sống xanh và thân thiện với môi trường, coi trọng các công tác hậu mãi và chăm sóc khách hàng.

3. Quan tâm phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ

Phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ cũng là phân khúc rất dễ tìm kiếm được khách hàng, giá cả cũng vừa với túi tiền nên đây là phân khúc chủ đạo của thị trường được khá nhiều người ưa chuộng, có tính bền vững và thanh khoản cao.

4. Cần tăng vốn chủ sở hữu

Doanh nghiệp bất động sản cần tăng vốn chủ sở hữu, từ đó tăng cường thêm nội lực của doanh nghiệp, đảm bảo coi trọng hơn về việc hợp tác, liên kết, liên doanh hay sáp nhập nhằm hình thành nên một tập đoàn bất động sản hùng mạnh hơn.

5. Chuyển đổi thành công ty cổ phần

Trong trường hợp doanh nghiệp bất động sản không thể huy động được số lượng nguồn vốn lớn hoàn toàn có thể xem xét có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần hay không, từ đó giúp doanh nghiệp có được điều kiện gọi vốn xã hội, định hướng doanh nghiệp trở thành công ty đại chúng nhằm đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

6. Tăng cường lựa chọn đối tác

Tăng lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài (FDI) có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp.

7. Đảm bảo an toàn hàng đầu về xây dựng

Một trong những yếu tố hàng đầu doanh nghiệp bất động sản cần quan tâm khi xây dựng dự án là phải quan tâm nhiều hơn tới 3 tiêu chí an toàn quan trọng hàng đầu về quản trị doanh nghiệp và xây dựng, trong đó bao gồm :

+ An toàn về pháp lý với tinh thần thượng tôn pháp luật

+ An toàn về tài chính và tín dụng doanh nghiệp

+ An toàn về mô hình tổ chức và nhân sự, trước hết là các nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

8. Cần có sự thay đổi từ phía cơ quan quản lý

Điều cuối cùng để doanh nghiệp bất động sản có thể thích nghi được với lộ trình siết tín dụng là cần có sự thay đổi từ phía cơ quan quản lý, cụ thể cần sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ để tạo điều kiện hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tín thác bất động sản (REIT) để tạo nguồn vốn đầu tư cung ứng cho thị trường BĐS nhằm thay thế sự sụt giảm nguồn cung vốn tín dụng ngân hàng.

Bí quyết giúp doanh nghiệp bất động sản thích nghi với lộ trình siết tín dụng
Đánh giá
Exit mobile version