fbpx

Bộ Xây Dựng siết chặt quy định về quản lý quỹ bảo trì – Phương án nào tốt nhất cho tòa nhà chung cư ?

Vừa qua Bộ Xây Dựng đã bổ sung một số điều luật liên quan tới quản lý quỹ bảo trì chung cư trong thông tư số 06/2019/TT-BXD. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.  Những quy định này cũng phần nào thể hiện rõ được việc cần siết chặt các quy định quản lý quỹ bảo trì trong tòa nhà.

 

Đọc thêm :

Nội dung bài viết

Chủ đầu tư chung cư tiêu hết quỹ bảo trì.

Quỹ bảo trì tòa nhà – Miếng bánh ngon bị nhiều bên “sâu xé”

Thực trạng ban quản trị nhà chung cư trục lợi quỹ bảo trì – Phương án nào có thể giải quyết ?

 

1. Quy định về quản lý quỹ bảo trì chung cư được ban bố

Trong thông tư số 6 về quy định quản lý và sử dụng quỹ bảo trì chung cư cũng đã nêu rõ, chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì (2%) nhà chung cư có thể do một hoặc nhiều thành viên ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản.

Trong đó chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì chung cư đối với mỗi tòa nhà chỉ có thể được sử dụng với mục đích quản lý bảo trì tòa nhà, tối thiểu là có 3 thành viên ban quản trị phải đồng thời đứng tên chủ tài khoản để quản lý, còn số lượng tối đa thì sẽ do hội nghị nhà chung cư quyết định. Những quy định này phần nào sẽ giảm thiểu tình trạng mập mờ trong quản lý quỹ bảo trì, tăng tính minh bạch và rõ ràng hơn.

Bộ Xây Dựng siết chặt quy định về quản lý quỹ bảo trì – Phương án nào tốt nhất cho tòa nhà chung cư ?

Riêng với các thành viên trong ban quản trị khi đứng tên đồng chủ tài khoản đều phải có ít nhất một đại diện là chủ sở hữu khu căn hộ chung cư, một đại diện là chủ sở hữu khu vực diện tích khác trong tòa nhà, và một đại diện chủ đầu tư cùng một số thành viên khác do chính hội nghị nhà chung cư quyết định.

Còn với khoản tiền quỹ bảo trì chung cư được gửi trong ngân hàng, kỳ hạn gửi tiền cùng với việc đứng tên đồng chủ tài khoản cũng đều được quy định rõ ràng và công khai trong các quy chế thu – chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư cùng với hội nghị nhà chung cư thông qua.

2. Quy định về chi tiêu quỹ bảo trì chung cư

Những quyết định chi tiêu liên quan tới quỹ bảo trì nhà chung cư, nhất là phần sở hữu chung của tòa nhà nơi có nhiều chủ sở hữu thì ban quản trị nhà chung cư khi muốn bảo trì phần sở hữu chung phải có tối thiểu 75% tổng số thành viên ban quản trị đồng ý mới được sử dụng quỹ bảo trì.

Điều quan trọng là ban quản trị nhà chung cư khi quản lý quỹ bảo trì và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư đều cần phải thông báo công khai tại hội nghị nhà chung cư về khoản tiền gửi cùng với kinh phí bảo trì đã được lập, không được thay đổi tài khoản này và định kỳ sáu tháng thông báo công khai trên bảng tin của nhà chung cư về các khoản chi tiêu tiền gửi kinh phí bảo trì (nếu có).

Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải theo đúng quy định của Luật Nhà ở. Quy chế này và phải có sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định để theo dõi, quản lý.

Ngoài ra, Thông tư 06 cũng quy định, hội nghị nhà chung cư lần đầu phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua.

Bộ Xây Dựng siết chặt quy định về quản lý quỹ bảo trì – Phương án nào tốt nhất cho tòa nhà chung cư ?

3. Những quy định khác về quản lý vận hành tòa nhà

Ngoài những quy định trên, khi tòa nhà thành lập hội nghị nhà chung cư thì quyền biểu quyết tại hội nghị chung cư cũng đều phải được tính theo diện tích sở hữu riêng của từng chủ căn hộ trong tòa nhà, trong đó nguyên tắc sở hữu là 1m2 diện tích sở hữu riêng sẽ tương đương với 1 phiếu biểu quyết.

Khi hội nghị nhà chung cư đã bầu ra được ban quản trị và có quyết định công nhận của chính quyền địa phương, ban quản trị phải có trách nhiệm thiết lập ra tài khoản hoạt động nhằm quản lý kinh phí bảo trì theo đúng quy định.

Ngoài ra trong thông tư số 06 cũng đã quy định kỹ càng về bàn giao hồ sơ công trình nhà chung cư, trong đó chủ đầu tư phải bàn giao công trình nhà chung cư trong  thời hạn 20 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn quy định nêu trên mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ cho công trình nhà chung cư thì Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghị UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh nới đó có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ.

Những quy định này phần nào cũng siết chặt công tác quản lý vận hành nhà chung cư ổn định hơn. Tuy nhiên để tối ưu công tác quản lý vận hành, ban quản lý nhà chung cư cùng chủ đầu tư, ban quản trị cũng cần ứng dụng các nền tảng công nghệ như phần mềm Landsoft Control vào quản lý nhằm tối ưu quản lý vận hành nhà chung cư ổn định và ưu việt nhất, hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp chung cư có thể xảy ra.

Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !

 Thông tin liên hệ qua hotline :

Sales Team  – Hotline:  0909 437 699  –  0934 614 696

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079

Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.

Rate this post

LANDSOFT SOLUTIONS

Các giải pháp quản lý kinh doanh và vận hành bất động sản của chúng tôi có thể giúp bạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản.

Với sản phẩm của chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm các tính năng đa dạng và mạnh mẽ, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của ngành bất động sản. Từ quản lý danh sách tài sản đến theo dõi hợp đồng và thanh toán, chúng tôi cung cấp một nền tảng toàn diện để giúp bạn quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn một cách thuận tiện và hiệu quả.

Đội ngũ Chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai và sử dụng sản phẩm, từ việc tùy chỉnh phần mềm cho đến cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật. Chúng tôi cam kết mang lại sự tiện lợi và hài lòng tối đa cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Vui lòng điền thông tin của bạn vào bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!

    Call Now Button
    zalo-oa-account