fbpx

Các doanh nghiệp địa ốc làm thế nào để ứng phó với lộ trình siết tín dụng bất động sản của ngân hàng ?

Các doanh nghiệp địa ốc làm thế nào để ứng phó với lộ trình siết tín dụng bất động sản của ngân hàng ?

Đứng trước lộ trình siết tín dụng bất động sản ngày càng gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp địa ốc đều phải cần tìm kiếm những nguồn vốn thay thế khác để có thể phát triển thị trường bất động sản bền vững.

Như vậy các doanh nghiệp địa ốc phải làm những gì để ứng phó được với lộ trình siết tín dụng của ngân hàng ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Nguồn tín dụng bất động sản ngày càng eo hẹp

Tính từ thời điểm đầu năm 2019 cho tới hiện tại nguồn vốn tín dụng của ngân hàng dành cho thị trường bất động sản đang ngày càng bị thu hẹp khá nghiêm trọng, trong đó các ngân hàng đã giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%. Hệ số rủi ro với hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản cũng nâng từ 150% lên 200%.

Tất nhiên việc ngân hàng siết tín dụng bất động sản cũng sẽ giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng, nhưng việc thực hiện lộ trình siết tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay cũng tạo thành những áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp địa ốc cùng với chủ đầu tư.

Mặc dù vậy nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng ngân hàng siết tín dụng bất động sản dù tạo áp lực cho doanh nghiệp nhưng đây cũng là những áp lực lành mạnh và có tính tích cực, từ đó giúp các doanh nghiệp địa ốc có thể tự chủ động tìm kiếm được những nguồn vốn bất động sản khác thay thế cho nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, từ đó có thể phát triển thị trường bất động sản càng thêm bền vững và giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư dự án.

Các doanh nghiệp địa ốc làm thế nào để ứng phó với lộ trình siết tín dụng bất động sản của ngân hàng ?

2. Doanh nghiệp địa ốc cần đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu

Tất nhiên để giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm nguồn vốn mới cho thị trường bất động sản thay cho nguồn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp địa ốc trước hết cần phải đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, trong đó bao gồm có chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu.

Đặc biệt khi triển khai dự án bất động sản, trước đó doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị trước được quỹ đất của dự án, phải đảm bảo chất lượng công trình cùng với tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp….. để có thể tăng cường uy tín thương hiệu, đạt được đủ điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra doanh nghiệp địa ốc cũng phải chuẩn bị sẵn những nguồn vốn khác thay thế cho nguồn vốn tín dụng đang ngày càng bị siết chặt như hiện tại.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp trước khi triển khai dự án bất động sản đều phải luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đảm bảo được chữ tín cùng với  chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường.

Đặc biệt đối với doanh nghiệp địa ốc thì khách hàng chính là nguồn tài chính trọng điểm và thiết yếu nhất, vì vậy các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng hơn tới những chính sách hậu mãi khách hàng, xây dựng chính sách bán hàng khoa học để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng dễ dàng hơn theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản (được huy động đến 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà; được huy động đến 95% giá trị hợp đồng nếu đã bàn giao nhà).

3. Doanh nghiệp cần chọn phân khúc đầu tư chính xác

Để có thể trở thành doanh nghiệp địa ốc uy tín, trước khi có ý định phát triển dự án bất động sản doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn tới tình hình thị trường bất động sản, chú trọng phát triển những dự án bất động sản có nguồn cầu cao nhưng nguồn cung đang thiếu hụt.

Trong đó ở phân khúc thị trường nhà ở vừa và nhỏ có giá bán vừa túi tiền hiện nay đang là phân khúc chủ đạo trên thị trường được nhiều khách hàng chú ý. Đây cũng là phân khúc bất động sản có tính thanh khoản cao, tốc độ phát triển bền vững và rủi ro thấp hơn.

Các doanh nghiệp địa ốc làm thế nào để ứng phó với lộ trình siết tín dụng bất động sản của ngân hàng ?

Tất nhiên khi triển khai dự án bất động sản, doanh nghiệp địa ốc cũng cần tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực của doanh nghiệp và coi trọng việc hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn bất động sản mạnh.

4. Tìm kiếm thêm nguồn vốn bất động sản bên ngoài

Đối với những doanh nghiệp địa ốc khi triển khai dự án bất động sản bị thiếu hụt nguồn vốn, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thêm nguồn vốn được huy động từ bên ngoài.

Doanh nghiệp có thể xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện huy động vốn xã hội và định hướng trở thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và nổ lực phấn đấu để niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài. Thị trường chứng khoán là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng hàng đầu cho các doanh nghiệp bất động sản. Đây là xu thế phát triển tất yếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra doanh nghiệp địa ốc cũng có thể huy động thêm nguồn vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Bên cạnh những tiêu chí trên, doanh nghiệp cũng cần ứng dụng công nghệ vào tối ưu quản lý dự án bất động sản, sử dụng phần mềm quản lý dự án Landsoft để tăng cường quản lý dự án, đảm bảo dự án đúng tiến độ, theo dõi chặt chẽ được chất lượng dự án, tăng cường thu hút khách hàng và có thể đảm bảo được sự toàn về tài chính và tín dụng doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý rủi ro các khoản vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi hoặc vay bằng ngoại tệ.

Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !

 Thông tin liên hệ qua hotline :

Sales Team  – Hotline:  0909 437 699  –  0934 614 696

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079

Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.

Các doanh nghiệp địa ốc làm thế nào để ứng phó với lộ trình siết tín dụng bất động sản của ngân hàng ?
Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button