Tình trạng chủ đầu tư hiên ngang sử dụng quỹ bảo trì vào những nhu cầu riêng không còn xa lạ đối với người dân ở các khu chung cư. Hàng chục tỷ đồng thất thoát, gây bức xúc vì quỹ không đủ để trả ngay cho người dân.
“Hâm nóng” chuyện cũ
Theo kiến nghị của người dân trong chung cư Thăng Long Garden, ông Ngô Văn Đơn – phó TGĐ công ty may Thăng Long đã cố tình phớt lờ, không bàn giao quỹ bảo trì khoảng 14 tỷ đồng cho người dân chung cư. Với lý do làm ăn thua lỗ, công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, dự án chưa hoàn thiện nên đã đề xuất Ban Quản Trị tìm kiếm khách hàng bằng cách cho thuê mặt bằng kinh doanh tại lầu 1.
Đại diện của BQT chung cư Thăng Long Garden cho biết, từ khi được thành lập, BQT đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì, nhưng không nhận được phản hồi. Đồng thời, đại diện chủ đầu tư hứa sẽ chi trả cho BQT 10% chi phí bảo trì, tiếp theo sẽ thanh toán 10% mỗi quý.
Tuy nhiên lý do mà chủ đầu tư đưa ra thực sự thuyết phục người dân, bởi tình trạng này đã diễn ra nhiều lần. Bởi quỹ bảo trì là nguồn quỹ độc lập, không ảnh hướng đến quá trình kinh doanh công ty may Thăng Long. Do vậy, BQT đã yêu cầu phía chủ đầu tư phải chuyển khoản phần quỹ bảo trì vào tài khoản riêng và phải bàn giao ngay phần kinh phí bảo trì đối với các căn hộ đã được các bên thống nhất. Trường hợp không đủ nguồn quỹ để bàn giao thì phía bên chủ đầu tư phải có văn bản đề xuất với cơ quan nhà nước để có hướng giải quyết thích hợp.
Việc công ty may Thăng Long sử dụng quỹ bảo trì vào mục đích riêng là vi phạm pháp luật. Ông Đỗ Quang Bình – Trưởng BQT chung cư Thăng Long Garden đã yêu kêu phía chủ đầu tư trong vòng 10 ngày phải bàn giao kinh phí bảo trì theo đúng pháp luật.
Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất chủ đầu tư chiếm đoạt quỹ để thực hiện những mục đích cá nhân. Trước đó, chung cư Hồ Gươm Plaza cũng từng chứng kiến cảnh băng rôn treo khắp nơi, phản ánh chủ đầu tư ôm quỹ bảo trì của người dân. Nhiều người cho rằng chủ đầu tư cố tình chiếm đoạt trái phép, tìm mọi cách để trì hoãn việc bàn giao kinh phí bảo trì. Kiện tụng mãi không xong nên người dân phải treo băng rôn biểu tình phản đối.
Luật ban hành, người dân có quyền kiện ra tòa
Tại Hà Nội hiện đang có khoản hơn 200 chung cư, nhưng chưa đến 20% trong số đó bàn giao đủ chi phí bảo trì cho BQT. Hiện nay, phí bảo trì của các chung cư thấp cũng phải vài tỷ đồng cho đến vài chục tỷ. Việc chậm trễ thanh toán phí bảo trì của các chủ đầu tư đã là vi phạm pháp luật, trái với khoản 1, điều 109 luật Nhà ở năm 2014.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên là do chưa có biện pháp xử lý, chế tài thích đáng đối với trường hợp này. Nếu việc chây ì quá lâu, người dân có quyền nghi ngờ phí bảo trì đã bị chủ đầu tư sử dụng vào mục đích riêng, sử dụng sai mục đích hoặc đã tiêu hết. Như vậy, các cơ quan quản lý cần phải vào cuộc để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người mua nhà. Thậm chí, nếu chủ đầu tư có ý định chiếm đoạt tài sản thì cư dân có thể kiện ra tòa xử lý hình sự.
Điển hình như vụ chung cư Kaengam, cư dân đã phải viết đơn trình Thủ tướng về việc chủ đầu tư ôm trọn quỹ bảo trì ước tính khoảng 160 tỷ đồng, chưa bàn giao cho BQT. Sau đó, chủ đầu tư chấp thuận chi trả nhưng theo phương thức từng phần.
Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định rõ trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn, Ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Nếu phương án cưỡng chế qua tài khoản không thành thì UBND tỉnh, thành phố sẽ cưỡng chế qua tài sản. Quy định là vậy nhưng thực hiện không phải là điều dễ dàng. Theo luật sư Trần Tuấn Anh khuyến cáo, người mua nhà nên tìm hiểu về các quy định, điều khoản về phí bảo trì, xác định rõ ràng với chủ đầu tư trước khi lập hợp đồng mua bán và bàn giao căn hộ. Với khoản phí bảo trì, chủ đầu tư phải chuyển vào một tài khoản riêng tại ngân hàng để người dân giám sát, tránh trường hợp chiếm dụng tài sản.
Bộ Xây dựng mới đây cũng đã yêu cầu các địa phương tăng cường phổ biến các quy định của pháp luật về nhà ở, thúc đẩy ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định về nhà ở theo thẩm quyền. Đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật cần được tăng cường.
Bên cạnh đó, cần triển khai áp dụng công nghệ, sử dụng các giải pháp quản lý chung cư hiện đại để thông tin tài chính được minh bạch, quyền hạn được phân định rõ ràng, tránh trường hợp chiếm dụng tài sản mà không rõ nguyên nhân.