fbpx

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì trong quản lý vận hành nhà chung cư ?

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì trong quản lý vận hành nhà chung cư ?

Các cuộc tranh chấp chung cư hiện nay không hề dịu đi, ngược lại những mâu chuẫn và tranh chấp bùng nổ ngày càng gay gắt liên quan cả tới những vấn đề về pháp lý. Đứng trước thực trạng này chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong quản lý vận hành nhà chung cư đảm bảo hiệu quả ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Mâu thuẫn và tranh chấp chung cư ngày càng bị đẩy đi xa

Cho tới thời điểm hiện tại những vấn đề mâu thuẫn và tranh chấp chung cư đã không chỉ dừng lại ở vấn đề tranh chấp diện tích chung riêng, tranh chấp quỹ bảo trì hay sử dụng công năng khu vực xung quanh tòa nhà…. Mà bùng phát thêm nhiều mâu thuẫn và tranh chấp mới. Nghiêm trọng hơn tại một số tòa nhà chung cư còn tranh chấp và mâu thuẫn dẫn tới xung đột, đổ mãu giữa cư dân cùng chủ đầu tư hoặc cư dân cùng với đơn vị quản lý vận hành.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng tại một tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội mới đây đã xuất hiện việc họng cứu hỏa bị bục, nước tràn vào nhiều căn hộ gây thiệt hại nặng nề về tài sản. Đứng trước thực trạng này nhiều cư dân đã tỏ ra quan ngại về vấn đề vận hành tòa nhà cùng với chất lượng của công trình.

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì trong quản lý vận hành nhà chung cư ?

Ngoài tài sản của các hộ gia đình ở chung cư gặp sự cố vừa rồi bị hư hỏng do nước tràn vào, khu vực thang máy ngập nước cũng khiến cư dân lo lắng về việc đảm bảo an toàn khi vận hành. Sau sự cố ngập nước, vấn đề bồi thường tài sản cho người dân, chi phí khắc phục hạng mục như thang máy đang được đặt ra. Giải quyết vấn đề này cũng dễ xảy ra các mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư.

Hoặc có thể kể tới vụ tranh chấp của một khu chung cư khác cũng bị đẩy lên cao trào, thậm chí ban   quản lý tòa nhà phát loa cảnh báo: “Không loại trừ sự việc trên có sự tham gia của tổ chức phản động, có âm mưu phá hoại”. Những thông báo này không chỉ gây bức xúc cho cư dân mà còn cho thấy sự coi thường pháp luật, vì vậy từ tranh chấp chung cư thông thường đã bị đẩy lên mâu thuẫn về chính trị, khiến mâu thuẫn tại tòa nhà chung cư ngày càng đi xa và khó giải quyết.

2. Chủ đầu tư cần có trách nhiệm hơn trong vấn đề quản lý vận hành tòa nhà

Đứng trước tình trạng tranh chấp chung cư ngày càng bùng phát và gay gắt, chủ đầu tư cũng cần phải có trách nhiệm hơn trong việc quản lý vận hành tòa nhà để đảm bảo tính hiệu quả cao. Nhất là trong tình trạng tranh chấp chung cư giữa cư dân cùng chủ đầu tư, ban quản lý đang ngày càng phức tạp hơn.

Mặc dù trong suốt quá trình tranh chấp chung cư  người mua nhà, cư dân tuy là số đông nhưng lại yếu thế hơn so với chủ đầu tư. Tuy nhiên việc tòa nhà chung cư tranh chấp không có hồi kết cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín cùng danh dự của chủ đầu tư, ảnh hưởng tới tên tuổi và thương hiệu của doanh nghiệp, khiến khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp và không tin tưởng sử dụng những sản phẩm thuộc các dự án khác.

Đối với những vấn đề mâu thuẫn ảnh hưởng đến lợi ích, cư dân có thể khởi kiện chủ đầu tư theo quy định của pháp luật và đòi bồi thường. Những vấn đề về chất lượng, hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành cư dân có thể yêu cầu đưa các đơn vị kiểm định độc lập vào đánh giá.

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì trong quản lý vận hành nhà chung cư ?

Thực chất mâu thuẫn của các chung cư giữa chủ đầu tư và cư dân đang là vấn đề nóng hiện nay khi quyền lợi hai bên bị xung đột. Nguyên nhân hầu hết là do các chủ đầu tư, những lỗi từ phía cư dân chỉ là phần rất nhỏ. Mâu thuẫn nhiều nhất là vấn đề quỹ bảo trì và sử dụng diện tích chung. Tuy nhiên, hiện nay quá trình vận hành toà nhà cũng đã phát sinh các mâu thuẫn.

Chính vì vậy chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm hơn trong vấn đề quản lý vận hành tòa nhà, phải lựa chọn được đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chuyên nghiệp và có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cao.

Hiện tại cũng có nhiều tòa nhà chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản lý toà nhà của dân rồi thực hiện vận hành toà nhà thì đang bất cập. Đơn vị thuê vận hành không có nghiệp vụ sẽ gây hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng toà nhà, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Những quy định về vận hành toà nhà, quỹ bảo trì, diện tích sử dụng chung… cần được xem xét lại, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đặt ra.

Ngoài ra chủ đầu tư cũng cần nâng cao công tác quản lý vận hành tòa nhà bằng việc ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại vào quản lý như sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control để tối ưu quản lý nhà chung cư hiệu quả, tăng cường tính trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý, tối ưu hiệu quả quản lý tòa nhà và đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng trong công tác quản lý, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho cư dân, từ đó giảm thiểu tối đa tranh chấp và mâu thuẫn.

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì trong quản lý vận hành nhà chung cư ?
Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button