Phần mềm Landsoft

Cư dân có đang yếu thế trong các cuộc tranh chấp chung cư bùng nổ ?

Mặc dù tình trạng tranh chấp chung cư ngày càng phổ biến và phức tạp, bao gồm các cuộc tranh chấp về diện tích chung, quỹ bảo trì, phí dịch vụ…. và dân cư chiếm số đông nhưng thực chất dân cư vẫn đang ở phe yếu thế trong các cuộc tranh chấp khi bùng nổ.

1. Tranh chấp chung cư diễn biến ngày càng phức tạp

Trong vài năm đổ lại đây tình trạng tranh chấp chung cư diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều diễn biến phức tạp, lý do tranh chấp chung cư cũng ngày càng nhiều, từ tranh chấp giữa cư dân cùng chủ đầu tư cho tới tranh chấp giữa cư dân cùng ban quản lý, tranh chấp giữa cư dân cùng khách hàng.

Những vấn đề tranh chấp chung cư cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc diện tích chung bị chiếm dụng gây bức xúc cho cư dân cho tới việc chủ đầu tư chậm chạp bàn giao nhà, các dịch vụ điện, nước chưa thực sự minh bạch rõ ràng cho tới không tổ chức hội nghị cư dân và không chuyển giao quỹ bảo trì.

Thậm chí ở một số tòa nhà chung cư người dân không được ký hợp đồng mua điện, nước trực tiếp từ công ty điện, nước mà vẫn phải thông qua chủ đầu tư. Chủ đầu tư không đối thoại với người dân, chậm tổ chức hội nghị cư dân để chuyển giao quỹ bảo trì.

Đứng trước những động thái trên, hầu hết cư dân trong các tòa nhà đều bức xúc và treo băng rôn bán nhà để tỏ thái độ với chủ đầu tư, thu hút sự chú ý và quan tâm từ chủ đầu tư. Ở một số tòa nhà chung cư còn bùng phát mâu thuẫn và tranh chấp từ việc cư dân không thoả thuận được với chủ đầu tư về phí dịch vụ, không đóng tiền dịch vụ, chủ đầu tư đã cắt điện, nước của một số hộ dân vào cuối tháng 2/2019.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, có hơn 100 tòa chung cư trên địa bàn thành phố đang xảy ra tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư. Tại TPHCM có khoảng 105 chung cư đang có tranh chấp ở mức độ khác nhau, 9 chung cư có tranh chấp gay gắt, phức tạp.

2. Tranh chấp chung cư do nhiều nguyên nhân mâu thuẫn

Tranh chấp chung cư tập trung vào một số nguyên nhân chính là quỹ bảo trì, phí dịch vụ, vận hành chung cư, diện tích chung riêng… Trong đó, phần lớn những tranh chấp chung cư giữa chủ đầu tư và cư dân là quỹ bảo trì. Sở Xây dựng TPHCM đang thụ lý 44 vụ nhà chung cư có tranh chấp thì có đến 34 vụ việc liên quan đến kinh phí bảo trì chung cư (chiếm tỷ lệ 77%).

Theo như luật nhà ở năm 2014 cũng đã quy định, người mua căn hộ chung cư phải nộp kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua nhà (trước thuế VAT) tại thời điểm nhận bàn giao nhà. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư cho Ban Quản trị nhà chung cư để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Phương thức quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư như cách làm hiện nay có nhiều bất cập.

Tuy nhiên ở một số tòa nhà chung cư chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao hết được 2% quỹ bảo trì cho ban quản trị nhà chung cư, chưa kể tới nhiều nguyên nhân mâu thuẫn giữa cư dân cùng chính ban quản trị mình bầu ra về vấn đè quản lý, vận hành, tính phí dịch vụ cũng như không minh bạch trong công tác thu – chi quỹ bảo trì.

3. Làm sao để giải quyết tranh chấp chung cư ?

Mặc dù trong các cuộc tranh chấp chung cư, cư dân đang ở vào thế bị động và yếu thế hơn so với chủ đầu tư cùng ban quản lý, nhưng thực chất việc tranh chấp chung cư bùng nổ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ đầu tư, làm sụt giảm uy tín của chủ đầu tư và ảnh hưởng xấu tới thương hiệu của doanh nghiệp.

Vì vậy với những dự án nhà chung cư đảm bảo được sự hài lòng của cư dân luôn mang lại thương hiệu uy tín và đáng tin cậy hơn cho cư dân, tạo tiền đề phát triển cho doanh nghiệp cùng chủ đầu tư trong những dự án khác của mình.

Đây cũng là lý do chủ đầu tư cùng đơn vị quản lý tòa nhà cần chú trọng tới vấn đề giải quyết tranh chấp chung cư nhanh chóng, đảm bảo được sự hài lòng của cư dân cùng khách hàng trong tòa nhà.

Ngoài ra về vấn đề quỹ bảo trì, để hạn chế tranh chấp nhà nước cũng nên quy định chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì 2% này, trong thời hạn 60 tháng sau khi nhận nhà (vì 5 năm, cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư). Đề nghị mức đóng hàng tháng được chia đều trong 60 tháng, làm giảm nhẹ gánh nặng cho chủ sở hữu nhà chung cư và hợp lý hơn.

Ban quản trị nhà chung cư chịu trách nhiệm thu kinh phí bảo trì chung cư và kiến nghị xây dựng cơ chế để ban quản trị thực hiện được nhiệm vụ này. Quỹ bảo trì chung cư chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, bao gồm: Hệ thống kết cấu chịu lực, tường bao ngôi nhà, hành lang, cầu thang bộ, đường thoát hiểm.

Chủ đầu tư cũng cần có giải pháp tối ưu quản lý nhà chung cư hiệu quả với phần mềm Landsoft để đảm bảo quản lý vận hành chung cư toàn diện trên một phần mềm thống nhất, tăng cường tính tương tác với cư dân nhằm đảm bảo sự hài lòng của cư dân.

Cư dân có đang yếu thế trong các cuộc tranh chấp chung cư bùng nổ ?
Đánh giá
Exit mobile version