Phần mềm Landsoft

Doanh nghiệp bất động sản làm gì để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chính xác và thu lợi nhuận ?

Để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng thành công buộc các doanh nghiệp bất động sản cần phải có sự tính toán lâu dài, trong đó các chủ đầu tư cùng doanh nghiệp cần phải dàn trải sản phẩm ở nhiều thị trường và mở rộng sự trải nghiệm nhằm thu hút khách hàng.

Nhưng làm thế nào để chủ đầu tư cùng doanh nghiệp có thể đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chính xác và thu được lợi nhuận cao ? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Phát triển mạnh mẽ ngành du lịch tạo cơ hội nào cho bất động sản nghỉ dưỡng ?

Cho tới thời điểm hiện tại bất động sản nghỉ dưỡng chính là phân khúc mang lại nhiều cơ hội cho chủ đầu tư, đặc biệt trong những năm đổ lại đây ngành du lịch Việt Nam đang có bước phát triển nhảy vọt với tốc độ tăng trưởng từ 30-40%/năm, lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á. Mỗi năm, 18-20 triệu khách quốc tế tới Việt Nam, 80 triệu khách du lịch nội địa cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong tiêu thụ buồng/phòng du lịch 4-5 sao.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đã thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng phát triển không ngừng, khiến bất động sản du lịch qua những năm qua liên tục nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế, được đánh giá là phân khúc đầu tư hấp dẫn đầy tiềm năng, thu hút được lượng lớn dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản cũng đánh giá rằng triển vọng của phân khúc bất động sản du lịch trong 10 năm tới có khả năng thu lợi nhuận cực cao, nhất là trong tình trạng dòng khách du lịch liên tục đổ dồn về Việt Nam.

Đặc biệt các chuyên gia cũng dự đoán đến năm 2020 dự báo cả nước có 650.000-700.000 buồng lưu trú, năm 2025 cần có 950.000 đến 1 triệu buồng và đến năm 2030 cần có 1,3-1,4 triệu buồng. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân có thể đạt 8,2-8,5%/năm. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam đón 21 triệu lượt khách quốc tế, đến 2030 sẽ đón 47 triệu lượt, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn từ 9-11%/năm. Thực trạng này cho thấy ngành du lịch có thể sẽ thiếu hàng chục ngàn khách sạn 4-5 sao.

Có thể nói ựu tăng trưởng mạnh mẽ về lượt khách du lịch tới Việt Nam đã không ngừng tạo sức hấp dẫn cũng như tăng giá trị cho các kênh đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay, thậm chí không ít doanh nghiệp bất động sản trước đây chỉ đầu tư vào phân khúc bất động sản nhà ở hay kinh doanh trong các lĩnh vực khác cũng đẩy mạnh đầu tư bất động sản du lịch, tạo dựng làn sóng phát triển sôi động ở hầu hết tại các địa phương có tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng cao.

Sự biến động của thị trường cũng phần nào tạo nên được làn sóng phát triển sôi động tại hầu hết những địa phương có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng cao, khiến số lượng cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, resorts, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại du lịch tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn.

2. Hàng loạt bất động sản nghỉ dưỡng xuất hiện gia tăng khả năng cạnh tranh

Tính từ năm 2014 đến nay, trên phạm vi cả nước đã xuất hiện nhiều đợt sốt đầu tư phát triển bất động sản du lịch. Dự án BĐS nghỉ dưỡng mở bán liên tục tại các thành phố lớn ven biển, miền núi, hải đảo các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Tp.HCM, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt… tạo ra làn sóng đầu tư ồ ạt vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, resorts, biệt thự, căn hộ du lịch tại các trung tâm du lịch lớn.

Tuy nhiên mặc dù bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc tiềm năng có khả năng thu lợi nhuận cao, nhưng không phải chủ đầu tư cùng doanh nghiệp nào cũng có thể khai thác được “miếng bánh ngon” này, nhất là với những doanh nghiệp đang lạm dụng đòn bẩy tài chính để mở rộng nguồn vốn.

Theo Nghị định 20, tỷ lệ lãi vay ngân hàng được tính vào giá thành và quy định khống chế chỉ được 20% so với lợi nhuận thuần. Trong khi chủ đầu tư cùng các doanh nghiệp bất động sản nếu muốn phát triển dự án bất động sản nghỉ dưỡng đều đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và lâu dài, chưa kể việc không chế tỷ lệ lãi vay cũng đồng nghĩa với khống chế sự phát triển của doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong huy động vốn hợp lệ.

Điều quan trọng là xu hướng phát triển bất động sản du lịch cũng kéo theo bài toán quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tại địa phương, khiến các rủi ro kinh doanh tiềm ẩn không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó việc quản lý, khai thác vận hành dự án bất động sản du lịch, thách thức về nguồn nhân lực… vẫn là những yếu tố chưa được giải quyết dứt điểm.

Chính vì vậy để giải quyết triệt để được vấn đề trên và phát triển dự án bất động sản du lịch hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì các chủ đầu tư cùng doanh nghiệp bất động sản cần gắn liên với các sản phẩm công nghệ 4.0, trong đó ứng dụng phần mềm quản lý dự án bất động sản du lịch Landsoft được xem là giải pháp ưu việt hàng đầu được nhiều “ông trùm” trong giới bất động sản hiện nay ưa chuộng.

Phần mềm quản lý bất động sản Landsoft với chức năng chăm sóc khách hàng chuyên biệt cho mô hình codotel bao gồm quản lý khách hàng. Tự động hóa quá trình xây dựng phiếu tính giá, chính sách bán hàng đặc thù cho mô hình Codotel

Doanh nghiệp bất động sản làm gì để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng chính xác và thu lợi nhuận ?
Đánh giá
Exit mobile version