Với những dự án bất động sản bị ách tắc do pháp lý thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp cùng chủ đầu tư. Chính vì vậy ngày 10/4 vừa qua các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị lên thành phố nhằm mong muốn tháo dỡ pháp lý để khai thông các dự án bất động sản bị ách tắc.
1. Doanh nghiệp bị khó khăn vì ngâm hồ sơ
Theo như báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, các cơ quan của thành phố và Trung ương sau khi rà soát hơn 150 dự án bất động sản trên địa bàn đã chấp thuận cho 124 dự án được tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại hiệp hội bất động sản cũng mong muốn chính quyền thành phố HCM công bố 124 dự án bất động sản được tiếp tục triển khai để chủ đầu tư có được căn cứ làm việc với các sở, ngành, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng và tiếp tục triển khai thực hiện dự án.
Ngoài ra với những dự án bất động sản còn lại doanh nghiệp cũng mong muốn được nhanh chóng xem xét và giải quyết , tiến hành thanh tra và rà soát nhanh chóng để giảm thiểu lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản và tránh mất cơ hội kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cùng chủ đầu tư cũng đang có nhiều dự án bất động sản bị ách tắc với quỹ đất khổng lồ, trong đó còn có một dự án quy mô 3.000 m2, đã được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 10/2017 và đã trình Sở Xây dựng duyệt quy hoạch 1/500, xem như gần về đích. Thế nhưng đến khi trình lên UBND TP.HCM từ tháng 12/2018 đến nay, Sở chưa trình hồ sơ dự án này lên UBND TP.HCM vì có vướng vào đất công. Khi công ty xác định lai lịch khu đất từ năm 2005 không vướng vào đất công, Sở Quy hoạch Kiến trúc vẫn yêu cầu phải có văn bản chính thức từ Sở Tài chính thì mới chấp thuận.
Việc ách tắc hồ sơ pháp lý khiến các sở khá quan ngại, sợ sai và cứ tiến hành ngâm không giải quyết, điều này ảnh hưởng cực lớn tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay tiến độ triển khai các thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản còn đang diễn ra quá chậm và mất đi cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bất động sản, chưa kể nhiều dự án bị “ngâm” lại cũng khiến cho nguồn cung bất động sản ra thị trường đang ít ỏi và thiếu hụt trầm trọng, khiến cho mức giá bất động sản đang bị đẩy lên cao, phần nào cũng đẩy các nhà đầu tư ra khỏi trung tâm nội thành và tìm kiếm cơ hội hoạt động tại các tỉnh xa.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng cho biết hiện nay thủ tục thực hiện một dự án phải qua 5 bước tiêu tốn mất 4-5 năm. Chính sự trì trệ về thủ tục đã làm mất cơ hội của doanh nghiệp. Nếu như vẫn cứ tái diễn, chính quyền thành phố đồng ý rồi nhưng lại hồi tố sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
2. Phương án nào giải quyết ách tắc dự án bất động sản
Trước tình trạng trên để giải quyết ách tắc dự án bất động sản cần có những giải pháp kịp thời tới từ chính quyền để nhanh chóng khai thông dự án,nhất là trong tình trạng mức tăng trưởng của bất động sản ở quý 1/2019 thấp hơn so với cùng kỳ.
Hiện nay số lượng dự án giảm vì vướng quy định đất ở hợp pháp, chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục cấp vướng ở quy hoạch, quy định… vấn đề này không gỡ là sẽ không có dự án mới đưa ra thị trường.
Hiện tại quá trình rà soát pháp lý và phê duyệt dự án cũng còn nhiều thiếu sót, trong đó các dự án bất động sản phải có quy trình cho từng công đoạn, trách nhiệm từ sở nào qua sở nào, đến quận huyện rồi quay trở lại UBND TP như thế nào… Thứ hai, từng cơ quan phải quy định cụ thể thời gian giải quyết là bao lâu. Trong khi hiện nay, từng sở ngành lại chưa có quy định thời gian giải quyết hồ sơ.
Vì vậy phía chính quyền cần vẽ lại sơ đồ quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, để người dân và doanh nghiệp biết đường đi của hồ sơ và điểm tập kết cuối cùng. Cần có thời gian tối đa giải quyết hồ sơ, kể cả trường hợp ngoại lệ và phải công bố công khai việc này.
Tới thời điểm hiện tại cơ hội kinh doanh bất động sản tại Tp HCM vẫn còn vô cùng lớn, nhất là khi dân số thành phố ngày càng tăng lên, kéo theo đó là nhu cầu về nhà ở gia tăng, thu nhập đầu người bình quân cũng tăng lên rõ rệt, điều này khiến cho nguồn cầu về nhà ở vô cùng lớn, đây là lĩnh vực mà doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền lo nhà cho người dân, sẽ có thu nhập rất tốt.
Chính vì vậy phía doanh nghiệp cũng cần có giải pháp quản lý dự án bất động sản khoa học và chuyên nghiệp để tăng cường uy tín cho chủ đầu tư, tối ưu công tác quản lý nhằm giảm thiểu chậm tiến độ bất động sản.
Để làm được điều này nhiều doanh nghiệp cùng chủ đầu tư lớn hiện nay đã ứng dụng phần mềm quản lý bất động sản Landsoft nhằm tối ưu quản lý dự án toàn diện, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý từ khâu quản lý sản phẩm, lịch thanh toán, chính sách bán hàng, tính giá, thu hồi công nợ theo đợt thanh toán đến việc hỗ trợ tự động hóa các giao dịch giữ chỗ, đặt cọc, góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, bàn giao sổ đỏ…