Quản lý phí bảo trì chung cư minh bạch là giải pháp thiết yếu giúp ban quản lý tòa nhà hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn chung cư, đồng thời tăng cường sự hài lòng của cư dân cùng khách hàng.
Vậy làm thế nào để quản lý phí bảo trì chung cư minh bạch ? Tất cả đều có câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư
Mập mờ bài toán phí bảo trì chung cư – Làm thế nào để ban quản trị không phải là một “nghề” ?
Thực trạng về phí bảo trì chung cư – Dễ đóng nhưng khó đòi
1. Cần có cách quản lý quỹ bảo trì minh bạch
Việc thu phí bảo trì chung cư với số tiền là 2% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ lần đầu khiến số tiền quỹ bảo trì tại các tòa nhà chung cư trở thành khoản tiền khổng lồ mà bất cứ bên nào cũng đều muốn “sâu xé”. Điều này cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay.
Đứng trước tình trạng này, để giảm thiểu tranh chấp chung cư liên quan tới phí bảo trì khiến nhiều tòa nhà cần cân nhắc việc thu trực tiếp 2% phí bảo trì ngay thời điểm cư dân nhận nhà, thay vào đó cần có những cách thức thu phí bảo trì kéo dài với số tiền được đóng dần nhằm hạn chế tình trạng quỹ bảo trì bị “nhòm ngó” và sử dụng không đúng mục đích.
Thông thường phí bảo trì thường được bắt đầu sử dụng khi tòa nhà chung cư đã hết thời hạn bảo hành, vì vậy việc thu phí bảo trì của cư dân cũng không nhất thiết cần phải thu ngay từ đầu để giảm thiểu tình trạng tranh chấp chung cư liên quan tới phí bảo trì.
Mặc dù việc thu phí bảo trì là cần thiết để duy tu khi công trình hư hỏng. Tuy nhiên, thu và sử dụng như thế nào để không xảy ra tranh chấp là một câu chuyện phức tạp. Người mua nộp từ đầu nhưng sau đó không ít chủ đầu tư không chịu bàn giao cho ban quản trị tòa nhà dẫn tới tranh chấp. Trong khi đó, nếu không thu ngay từ đầu rất dễ xảy ra tình trạng người dân về căn hộ ở khoảng 3-5 năm sau đó bán nhà chuyển đi nơi khác sẽ để lại hậu quả cho người ở sau. Còn nếu chia nhỏ phí bảo trì ra để đóng theo tháng hoặc đóng khi có hỏng hóc cần sửa chữa cũng rất bất tiện nếu xảy ra trường hợp người dân chây ỳ không chịu thực hiện.
Vì vậy để giải quyết tình trạng này, tòa nhà chung cư cần phải có giải pháp quản lý quỹ bảo trì minh bạch theo đúng luật định, trong đó nhà nước cũng cần phải có những chế tài mạnh đối với việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì.
Các chủ đầu tư tòa nhà buộc phải gửi ngân hàng toàn bộ quỹ bảo trì ngay khi tòa nhà được đưa vào hoạt động, trên cơ sở 2% giá trị toàn bộ diện tích tòa nhà. Ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản này, và chỉ giải ngân cho mục đích bảo trì khi có quyết định của ban quản trị tòa nhà. Nếu quy định như trên, quỹ bảo trì sẽ luôn được bảo đảm duy trì và sử dụng một cách minh bạch, từ đó giảm thiểu các tranh chấp.
2. Tối ưu quản lý phí bảo trì chung cư bằng phần mềm
Ngoài việc cần có sự can thiệp từ phía chính quyền nhà nước để quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư, chính ban quản lý tòa nhà cùng ban quản trị, chủ đầu tư cũng cần phải có giải pháp tối ưu quản lý phí bảo trì bằng phần mềm Landsoft Control để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp chung cư có thể xuất hiện.
Hiện nay quy định chủ tài khoản của ban quản trị chung cư có thể là một hoặc nhiều thành viên đứng tên đồng chủ tài khoản. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều hội nghị chung cư chỉ quy định một người trong ban quản trị làm chủ tài khoản, có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, lạm chi, trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho cư dân.
Thực tế hiện nay việc sử dụng quỹ bảo trì chung cư vẫn còn gặp phải không ít bất cập và khó khăn, trong đó những khúc mắc xoay quanh vấn đề bảo trì chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém trong quản lý của đơn vị quản lý phí bảo trì chung cư.
Với khoản tiền quỹ bảo trì khổng lồ tại các chung cư, vấn đề nhập nhằng trong thu – chi cũng không thể thiếu, bởi không ít thành viên trong ban quản trị sau khi đứng ra quản lý số tiền quỹ bảo trì lại chỉ biết quay ra lo cho lợi ích của riêng mình nhiều hơn, lấp liếm những thiếu sót về quỹ bảo trì chung cư, không công khai minh bạch trong vấn đề thu chi tài chính thuộc quỹ bảo trì.
Chính vì vậy để đảm bảo quản lý phí bảo trì chung cư, cần đưa ra quy định về việc phải có từ hai người trở lên làm chủ tài khoản để ngăn chặn tình trạng lạm quyền, trục lợi. Đồng thời, các đơn vị quản lý, vận hành chung cư cũng cần quản lý quỹ bảo trì bằng phần mềm Landsoft Cotrol để quản lý quỹ bảo trì chung cư rõ ràng và minh bạch hơn.
Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !
Thông tin liên hệ qua hotline :
Sales Team – Hotline: 0909 437 699 – 0934 614 696
Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079
Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.