Những vẫn đề tranh chấp về phí bảo trì chung cư giữa cư dân với chủ đầu tư, ban quản trị luôn là vấn đề thường gặp, thậm chí có những khu chung cư ban quản trị quản lý phí bảo trì chung cư còn được xem như là một “nghề” béo bở thu lợi nhuận cao.
Vậy phải làm thế nào để ban quản trị không phải là một “nghề” ? Làm sao để quản lý được phí bảo trì chung cư minh bạch và rõ ràng ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây !
Nội dung bài viết
1. Ban quản trị được xem là một “nghề hái ra tiền” ?
Nếu trước đây ban quản trị nhà chung cư chỉ là nơi sinh hoạt của những người hưu trí, phụ trách lo những công việc chung của toàn bộ chung cư, tập thể thì ngày nay ban quản trị nhà chung cư lại là đơn vị đại diện vận hành số tiền quỹ bảo trì khổng lồ của tòa nhà chung cư. Điều này đã lái câu chuyện sang một hướng khác về “nghề” quản trị chung cư.
Theo như luật nhà ở năm 2014 tại điều 103 cũng nói rõ, với những tòa nhà chung cư có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập ban quản trị nhà chung cư, trong đó thành viên trong ban quản trị nhà chung cư sẽ quản lý và điều hành các hoạt động chung của tòa nhà, bao gồm mua sắm, sửa chữa, cho thuê không gian sinh hoạt chung hoặt thuê mướn dịch vụ bảo vệ…. và có lương được trích từ đóng góp chung hoặc từ quỹ bảo trì tòa nhà.
Với hoạt động như trên thì những thành viên ban quản trị chung cư chính là những người có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của nhà chung cư.
Tuy nhiên ngày nay với những tòa nhà chung cư lớn, số lượng căn hộ lên tới hàng trăm, hàng nghìn hay hàng chục nghìn thì kéo theo đó là quỹ bảo trì chung cư cũng là một con số khổng lồ, dẫn tới việc tranh chấp giữa cư dân và ban quản trị nhà chung cư do cách làm việc thiếu hiệu quả, quản lý không rõ ràng và minh bạch.
Những bất cập lớn nhất hiện nay tại các tòa nhà chung cư chính là ban quản trị không minh bạch trong việc chi tiêu khoản phí bảo trì khổng lồ của tòa nhà, thậm chí lên tới hàng chục và hàng trăm tỉ đồng.
Có những tòa nhà, ban quản trị không tuân thủ việc sử dụng quỹ bảo trì tòa nhà theo đúng quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì không được thông qua hàng năm tại hội nghị cư dân, việc thu chi trên quỹ bảo trì chung cư không rõ ràng bởi ban quản trì không bóc tách rõ phần việc, vấn đề bảo trì bảo dưỡng mập mờ để rút tiền của cư dân…
Thậm chí có những tòa nhà, những công việc thuộc phần bảo dưỡng lại không dùng quỹ bảo trì để chi trả mà dùng từ tiền phí dịch vụ hàng tháng cư dân đóng cho đơn vị vận hành, còn quỹ bảo trì lại chỉ dùng để thanh toán các khoản thuộc kinh phí bảo trì được hội nghị cư dân thông qua hàng năm.
Sự khuất tất và mập mờ trong vấn đề quỹ bảo trì tòa nhà chung cư, việc chi tiêu không rõ ràng gây thất thoát tiền quỹ bảo trì khiến việc tranh chấp chung cư tăng cao, cư dân bức xúc.
2. Ban quản trị nhà chung cư có nhiều đặc quyền, đặc lợi
Một hiện trạng khác phản ảnh sự mập mờ trong bài toán phí bảo trì chung cư chính là ban quản trị chung cư được cấp quá nhiề đặc quyền, đặc lợi khiến việc ban quản trị thậm chí không tiếp cư dân, không công khai quỹ bảo trì và sử dụng quỹ bảo trì, các khoản chi tiêu và hồ sơ quy hoạch của khu chung cư cũng không được công khai.
Thậm chí có những thành viên trong ban quản trị còn coi việc quản trị tòa nhà chung cư là một nghề kiếm tiền với các thủ thuật “làm kinh tế” từ các khoản phí bảo trì chung cư. Thậm chí, có người còn tuyên bố cứ 5 – 7 năm sẽ chuyển chỗ ở một lần, mà lần sau phải đến những khu đông người ở hơn và cao cấp hơn. Sau khi “ăn đủ” ở khu chung cư này sẽ đến khu chung cư khác để gây dựng cơ sở mới…
3. Quản lý minh bạch, rõ ràng – Giải đáp cho bài toán phí bảo trì chung cư
Với khoản tiền quỹ bảo trì khổng lồ tại các chung cư, vấn đề nhập nhằng trong thu – chi cũng không thể thiếu, bởi không ít thành viên trong ban quản trị sau khi đứng ra quản lý số tiền quỹ bảo trì lại chỉ biết quay ra lo cho lợi ích của riêng mình nhiều hơn, lấp liếm những thiếu sót về quỹ bảo trì chung cư, không công khai minh bạch trong vấn đề thu chi tài chính thuộc quỹ bảo trì.
Chính việc nhập nhằng trong thu chi này cũng gây tranh chấp không nhỏ, thậm chí đơn vị quản lý chung cư cũng không thể thoát khỏi “cuộc chiến tranh chấp quỹ bảo trì” tại các tòa nhà.
Để giải quyết tình trạng này, việc ứng dụng công nghệ với các phần mềm quản lý tòa nhà như Landsoft Control để tối ưu quản lý vận hành tòa nhà, quản lý phí bảo trì chung cư rõ ràng là giải pháp tối ưu để bảo vệ quyền lợi cho cư dân cũng như phòng tránh những mập mờ trong quản lý, tránh tình trạng tranh chấp chung cư có thể xảy ra.
Ứng dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control giúp bạn quản lý toàn diện những vấn đề thu – chi trong quỹ bảo trì, quản lý chung cư, đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả, tối ưu công tác quản lý vận hành tòa nhà chuyên nghiệp hơn, mang lại sự hài lòng cho cư dân.