fbpx

Mô hình ban quản trị chung cư hiện nay liệu có lỗi thời và đâu là cách giải quyết ?

Những “lỗ hổng” trong quản lý vận hành nhà chung cư mà bạn chưa biết đến

Mô hình ban quản trị nhà chung cư hiện nay hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những quy chế quy định mới cũng buộc ban quản trị phải có sự chuyên nghiệp và chuyên môn cao mới có thể quản lý hiệu quả được một dự án nhà chung cư.

 

Đọc thêm :

Mập mờ bài toán phí bảo trì chung cư – Làm thế nào để ban quản trị không phải là một “nghề” ?

Cần đưa ra cả quy định lẫn chế tài trong quản lý nhà chung cư

Những “lỗ hổng” trong quản lý vận hành nhà chung cư mà bạn chưa biết đến

 

Thậm chí có không ít tòa nhà chung cư còn xuất hiện tình trạng cư dân trong tòa nhà xung đột trực tiếp với ban quản trị. Đứng trước tình trạng này, các tòa nhà chung cư phải làm gì để quản lý dự án hiệu quả nhất ?

1. Mâu thuẫn giữa ban quản trị và cư dân vẫn thường xuyên bùng phát

Có một thực tế hiện nay chính là giữa ban quản trị và cư dân vẫn thường xuyên bùng phát mâu thuẫn ngoài ý muốn, thậm chí ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng ban quản trị nhà chung cư làm việc thiếu hiệu quả, thiếu năng lực và không đủ tính minh bạch khiến cư dân trong tòa nhà bức xúc.

Có không ít tòa nhà chung cư còn có tình trạng cư dân treo băng rôn để phản đối ban quản trị do không thực hiện đúng cam kết trong quản lý, không công khai tài chính và mập mờ trong việc quản lý thu chi của tòa nhà, những mâu thuẫn này thậm chì còn không thua kém gì so với những mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư.

Những mâu thuẫn này khiến nhiều tòa nhà chung cư buộc phải bãi nhiệm ban quản trị do chính mình bầu ra, khiến tòa nhà phải thay thế ban quản trị cũ nhằm giải quyết tốt những vấn đề về tài chính cũng như quy chế hoạt động của tòa nhà.

Những “lỗ hổng” trong quản lý vận hành nhà chung cư mà bạn chưa biết đến

Một số tòa nhà chung cư, ban quản trị cũng không đại diện được cho lợi ích của số đông cư dân, các tổ chức hoạt động trong tòa nhà cũng không công khai và minh bạch, bao gồm việc tự ý thuê đơn vị quản lý vận hành, tự ý áp phí dịch vụ quản lý hàng tháng với cư dân và tự ý sử dụng phí bảo trì mà không được cư dân trong tòa nhà thông qua.

Ngoài ra việc ban quản trị không công khai minh bạch số tiền quỹ bảo trì đang quản lý và sử dụng, không công khai các nguồn thu đến từ khai thác quảng cáo cũng như dịch vụ xung quanh tòa nhà để cư dân làm rõ cũng dễ dẫn mâu thuẫn và tranh chấp giữa ban quản trị và cư dân.

2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mâu thuẫn là gì

Trước thực trạng này, đầu tháng 10/2018 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp thành viên ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, quy định này cũng chưa thể khiến những mâu thuẫn giữa ban quản trị và cư dân có dấu hiệu hạ nhiệt. Từ cùng một chiến tuyến trong cuộc đấu tranh với chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân tại nhiều dự án đã trở thành “hai phe đối lập” trong cuộc chiến vì quyền lợi riêng của mình.

Trên thực tế, tình trạng mâu thuẫn giữa cư dân và ban quản trị hiện nay chủ yếu do các quy định của pháp luật vẫn chưa định nghĩa rõ ràng về ban quản trị nhà chung cư, bởi theo như quy định thì đây chỉ là một tổ chức dân chủ cơ sở chứ không phải là một tổ chức chuyên môn.

Tuy nhiên những quyền hạn, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của đơn vị này lại là tổ chức chuyên môn, điều này khiến các văn bản pháp luật đang lẫn lộn giữa tổ chức đại diện dân chủ của cư dân với một tổ chức chuyên môn đang dẫn đến các quy định, quyền hạn, trách nhiệm của ban quản trị khó có thể thực thi.

Với vai trò là một tổ chức chuyên môn, ban quản trị nhà chung cư  phải có đầy đủ nghiệp vụ, trình độ, kinh nghiệm quản lý, vận hành nhà chung cư để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong khi đó, vì không thể đáp ứng cả hai yêu cầu vừa là tổ chức dân chủ cơ sở vừa là một tổ chức chuyên môn nên trong hoạt động của các ban quản trị đã xảy ra các tình huống:

+ Ban quản trị nhà chung cư không dám chủ động chi tiêu quỹ bảo trì bảo dưỡng theo đúng chuẩn mực, vì vậy nhiều hạng mục ban quản trị không tuân thủ lịch bảo trì, bảo dưỡng theo đúng quy định, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau 5-7 năm công trình đi vào khai thác.

+ Qũy bảo trì nhà chung cư đang còn nhiều khoảng trống trong vấn đề sử dụng, dẫn tới số tiền quỹ bảo trì dễ bị trục lợi.

Những “lỗ hổng” trong quản lý vận hành nhà chung cư mà bạn chưa biết đến

3. Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên ?

Để giải quyết triệt để được vấn đề này, ban quản trị nhà chung cư phải là một đơn vị chuyên nghiệp và có tính chuyên môn cao trong điều hành và quản lý nhà chung cư.

Tại một số nước phát triển, mô hình ban quản trị nhà chung cư còn được thay thế bằng những đơn vị quản lý vận hành chung cư chuyên nghiệp và thực hiện quản lý vận hành tòa nhà dưới sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.

Đi kèm với những hành lang pháp lý, quy định cụ thể và rõ ràng về quản lý nhà chung cư, ban quản trị cùng tòa nhà cũng cần ứng dụng những nền tảng công nghệ cao vào quản lý, trong đó phần mềm quản lý vận hành tòa nhà Landsoft Control chính là sự lựa chọn hàng đầu giúp ban quản trị nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn, đảm bảo quản lý vận hành tòa nhà trơn tru, minh bạch và rõ ràng, hạn chế tối đa tình trạng mâu thuẫn và tranh chấp chung cư có thể xảy ra.

Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !

 Thông tin liên hệ qua hotline :

Sales Team  – Hotline:  0909 437 699  –  0934 614 696

Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079

Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.

Mô hình ban quản trị chung cư hiện nay liệu có lỗi thời và đâu là cách giải quyết ?
Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button