Trước sự cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, các sàn giao dịch bất động sản hiện nay cũng gặp phải không ít khó khăn. Đặc biệt từ đầu năm 2020 tới nay, đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động tiêu cực rất lớn tới thị trường, sức mua sụt giảm ảnh hưởng tới doanh thu và hoạt động của hầu hết các sàn giao dịch.
Đọc thêm:
Kịch bản Telesale bất động sản – Nên gọi thế nào để đạt hiệu quả?
5 nguyên tắc để bạn trở thành môi giới bất động sản suất sắc
Cách cải thiện kỹ năng chăm sóc khách hàng dành cho môi giới bất động sản
Thậm chí dù không có sự xuất hiện của đại dịch, vẫn có rất nhiều sàn giao dịch khó sống được sau 2 năm khai trương, bởi đây là khoảng thời gian khó khăn mà bất cứ sàn giao dịch bất động sản nào cũng phải trải qua.
Đây là thời điểm các sàn giao dịch đánh giá được khả năng sinh tồn của doanh nghiệp mình liệu có đủ mạnh để tiếp tục duy trì hoạt động và đi đến thành công hay không, biết được người lãnh đạo liệu có đủ năng lực dẫn dắt nhân viên vượt qua được giông bão của thị trường hay không.
Tất cả những điều này đều trở thành mối lo của nhiều sàn giao dịch bất động sản, trong đó những băn khoăn về nhân sự, về quy trình hoạt động, về khách hàng… đều là bài toán khó mà các sàn giao dịch phải giải quyết nếu muốn tồn tại và phát triển ổn định trong tương lai.
Dưới đây là những băn khoăn mà nhiều sàn giao dịch bất động sản mới thường gặp phải và cách giải quyết mà chúng ta có thể tham khảo.
Nội dung bài viết
Các sàn giao dịch bất động sản mọc lên ngày càng nhiều – Lý do vì đâu?
Từ năm 2007 – 2008 và gần cuối năm 2017 là những giai đoạn thị trường bất động sản sôi động rõ rệt, các sàn giao dịch bất động sản mọc lên ngày càng nhiều dẫn tới sức cạnh tranh thị trường cũng càng lớn.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp bất động sản mới được thành lập vào những giai đoạn này đều có xuất thân từ những nhân viên Sale bất động sản chuyên nghiệp, hoặc là những người thuộc cấp quản lý từ công ty của chủ đầu tư hay các đơn vị phân phối.
Sau khi rời công ty cũ, họ tích cóp kinh nghiệm quản lý để mang về cho doanh nghiệp của mình, bởi vì vậy nên những sàn giao dịch bất động sản mới thường có kinh nghiệm chủ lực là bán hàng.
Nhưng trên thực tế, hầu hết các sàn giao dịch mới mọc lên, người quản lý rất khó có thể lường trước được toàn bộ những thách thức cùng với rủi ro mà họ có thể gặp phải khi sàn giao dịch của mình đi vào hoạt động kinh doanh.
Nhiều sàn giao chưa có chiến lược kinh doanh linh hoạt và rõ ràng
Theo như phân tích thị trường, có không ít các sàn giao dịch bất động sản thực chất vẫn chưa có chiến lược kinh doanh linh hoạt và rõ ràng.
Trên thực tế, một doanh nghiệp bất động sản nếu muốn hoạt động hiệu quả và ổn định thì cần phải nắm bắt biến động của thị trường nhanh chóng, xây dựng môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và ổn định trước khi thành lập.
Sàn giao dịch chỉ khi nắm bắt rõ được tình hình thị trường thì người chủ doanh nghiệp hay quản lý mới có thể định hướng chiến lược kinh doanh cho đội ngũ nhân viên của mình, đồng thời trước tiên định liệu được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh, qua đó có phương án giải quyết kịp thời.
Quan trọng là sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh cũng hết sức cần thiết, bởi đối với những người quản lý có cách kiểm soát kinh doanh linh hoạt thì dù môi trường kinh doanh và thị trường luôn biến đổi, sàn giao dịch bất động sản của bạn vẫn có thể thích ứng được với những biến đổi của thị trường nhằm tránh doanh nghiệp bị thụt lùi lại phía sau.
Chỉ khi doanh nghiệp bất động sản của bạn hoạch định được chiến lược kinh doanh càng cụ thể, càng tỉ mỉ mới có thể dễ kiểm soát được những rủi ro sẽ xảy ra.
Nếu bây giờ làm một cuộc khảo sát với những sàn mới mở về việc hoạch định chiến lược đúng nghĩa chỉnh chu thì chắc con số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng từ ban đầu và linh hoạt, thích ứng với thị trường chính là nguyên nhân vô tình đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh “vội vàng khai trương, vội vàng đóng cửa”.
Bài toán nhân sự là nỗi lo hàng đầu của nhiều sàn giao dịch
Bên cạnh những khó khăn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh hay định hướng phát triển, bài toán nhân sự cũng là một trong những nỗi lo mà nhiều sàn giao dịch bất động sản gặp phải.
Không riêng gì trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì yếu tố nhân sự luôn cần được quan tâm hàng đầu, chưa kể bất động sản lại là ngành khá đặc biệt, bởi từ sản phẩm tới con người đều cần phải có sự tương tác trực tiếp.
Làm sao để doanh nghiệp bất động sản của bạn vừa đảm bảo số lượng nhân sự đầy đủ, vừa đảm bảo chất lượng nhân sự tốt nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt vẫn luôn là điều mà các chủ doanh nghiệp quan tâm, đây cũng là bài toán khó cho bất cứ người lãnh đạo nào.
Nhất là khi ngành bất động sản còn tương đối đặc biệt, bởi từ sản phẩm cho tới con người khi giao dịch và trao đổi đều cần phải có sự tương tác trực tiếp. Hầu hết khách hàng khi mua bất động sản, họ phải bỏ ra hàng trăm triệu cho tới tỷ bạc để mua hàng, vì thế mọi khách hàng đều muốn xem sản phẩm thật.
Doanh nghiệp bất động sản của bạn nếu muốn tiếp cận và thuyết phục khách hàng buộc phải có nhân viên tư vấn trực tiếp. Đây cũng là lý do vì sao nhân sự chính là yếu tố cốt lõi giúp sàn giao dịch bất động sản mang lại thành công.
Trên thực tế, đa số các sàn giao dịch bất động sản trên thị trường hiện nay đều tuyển dụng theo kiểu “thả lưới” nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nhân sự trên thị trường, nhiều sàn giao dịch còn muốn tuyển dụng nhân viên càng nhiều càng tốt.
Chính kiểu tuyển dụng “vô tội vạ” này dẫn tới chất lượng nhân sự đầu vào đều không cao, thêm vào đó là những giám đốc sàn giao dịch tư nhân đa phần đều tư vị trí nhân viên Sale đi lên nên việc đào tạo nhân viên và xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp cũng không dễ dàng.
Mà khi nhân sự đã không được đào tạo bài bản, chất lượng bán hàng của nhân viên sẽ thấp đi do không có quy trình làm việc chuyên nghiệp cũng như không được đào tạo và trang bị đầy đủ kỹ năng. Thậm chí có nhiều sàn giao dịch bất động sản còn gặp phải tình trạng không biết cách tinh gọn nhân sự, quá nhiều nhân viên, tốn nhiều chi phí quản lý nhưng kết quả kinh doanh không đạt hiệu quả.
Doanh nghiệp bất động sản một khi gặp phải những biến động trong khâu nhân sự này thì rất dễ bị sụt giảm hiệu quả kinh doanh, nghiêm trọng hơn còn đứng trước nguy cơ đóng cửa trước sức ép cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Sàn giao dịch bất động sản chưa tập trung được vào những sản phẩm chủ lực
Những sàn giao dịch bất động sản mới thành lập thường gặp phải khó khăn về quy trình quản lý của doanh nghiệp, vì vậy với những sàn giao dịch bất động sản có bộ máy quản lý yếu kém thường chỉ cần một biến động nhỏ như thâm hụt nguồn vốn, sản phẩm khó bán, thiếu hụt nhân sự… thường dễ làm cho doanh nghiệp bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Hiện tại có 2 loại hình sàn giao dịch khác nhau, trong đó mỗi sàn giao dịch lại tập trung vào những sản phẩm riêng:
+ Sàn giao dịch bất động sản do chủ đầu tư tự thành lập để bán những bất động sản chuyên biệt của mình, định hướng sản phẩm chủ lực của các sàn giao dịch này thường chỉ tập trung vào sản phẩm của mình.
+ Sàn giao dịch bất động sản do nhân viên Sale lâu năm thành lập, những sàn giao dịch này khi mới thành lập thường gặp nhiều khó khăn hơn bởi chưa có sản phẩm chủ lực để hoạt động.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản mới thành lập đều dễ bị rơi vào đường mòn : Tìm những dự án tốt được PR rầm rộ – Thương lượng với chủ đầu tư – Chấp nhận chiết khấu để lấy hợp đồng- Mang về “giỏ hàng” – Tuyển dụng ào ạt nhân viên để bán hàng.
Hình thức kinh doanh này thường chỉ phù hợp với các nhà đầu cơ muốn tìm kiếm địa điểm đầu tư an toàn nhằm tăng dòng tiền của mình, còn việc bán cho khách hàng thực sự có nhu cầu lại rất khó, bởi chủ đầu tư thường dành những vị trí đẹp và thiết kế tốt cho các sàn bất động sản lớn, hoặc những sàn thuộc chủ đầu tư. Còn với những sàn giao dịch mới mở hoặc ít có tiếng thường luôn bị “hốt kèo chót” những vị trí, block xấu, khó bán. Thêm vào đó, chỉ cần một biến động nhỏ từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong như: thiếu hụt nhân sự, hụt vốn, sản phẩm khó bán,… sẽ dễ làm doanh nghiệp bị rơi vào vùng khó khăn.
Bên cạnh đó, cũng có những sàn giao dịch bất động sản do ôm đồm quá nhiều phân khúc sản phẩm, hình thức nào cũng muốn làm rồi ép Sale phải bán mà không có quy trình hoạt động cụ thể cũng ảnh hưởng nhiều tới kinh doanh.
Quản lý sàn giao dịch bằng phần mềm để giải quyết khó khăn
Hàng loạt khó khăn nảy sinh buộc các doanh nghiệp bất động sản nếu muốn hoạt động tốt và đứng vững trên thị trường đều cần phải có giải pháp quản lý chuyên nghiệp và toàn diện. Trong đó ứng dụng phần mềm quản lý kinh doanh bất động sản như Landsoft Agency là giải pháp tối ưu nhất giúp sàn giao dịch của bạn có thể quản lý kinh doanh toàn diện, xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp và quản lý nhân viên hiệu quả.
Đặc biệt, Landsoft Agency còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên trong suốt quá trình làm việc, giúp đội ngũ Sale quản lý công việc rõ ràng, phân bổ nhiệm vụ minh bạch và hỗ trợ tìm kiếm, sàng lọc khách hàng tiềm năng tốt hơn, tìm hiểu chính xác nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói, việc sử dụng phần mềm Landsoft Agency chính là giải pháp tối ưu nhất giúp người quản lý tăng cường kỹ năng quản trị nhân sự, quản trị rủi ro và hỗ trợ định hướng phát triển để quản lý và phát triển doanh nghiệp tốt nhất.