fbpx

Những điều cần biết về phiếu giữ chỗ mua bất động sản

Những điều cần biết về phiếu giữ chỗ mua bất động sản

Phiếu giữ chỗ mua bất động sản là phiếu giúp người mua nhà đặt cọc, giữ chỗ trước khi chính thức ký hợp đồng mua bán bất động sản, thường dùng với những dự án bất động sản đã thực hiện xong phần móng chung cư hoặc hạ tầng tại các khu đô thị.

 

Đọc thêm:

Giải pháp hạch toán xây dựng căn hộ để bán dành cho chủ đầu tư bất động sản

Cách hạch toán doanh thu theo tiến độ xây dựng dự án bất động sản

Hạch toán doanh thu môi giới bất động sản minh bạch và rõ ràng

Tuy nhiên khi có quyết định giữ chỗ mua bất động sản, người mua nhà cũng cần phải chú ý tìm hiểu kỹ hơn về phiếu giữ chỗ cùng các thông tin liên quan nhằm đảm bảo giao dịch an toàn và hiệu quả.

PHIẾU GIỮ CHỖ MUA BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?

Phiếu giữ chỗ mua bất động sản mới thường được dùng tại các dự án bất động sản sẽ được hình thành trong tương lai, bao gồm dự án đất nền, căn hộ. Đây là phiếu giúp người mua chiếm được quyền ưu tiên khi mua bất động sản.

Để có phiếu giữ chỗ, khách hàng cần phải đóng từ 30-100 triệu đồng trước đó để giành quyền ưu tiên mua sản phẩm tại dự án. Phần tiền giữ chỗ này sẽ được hoàn trả lại toàn bộ cho khách hàng nếu như khách hàng không mua sản phẩm tại dự án dưới bất cứ lý do gì.

Phiếu giữ chỗ mua bất động sản cũng thể hiện quyền ưu tiên mua sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau, ở một số dự án thì khách hàng giữ chỗ trước sẽ được quyền ưu tiên mua căn hộ tại dự án trước, còn tại một vài dự án khác thì khách hàng có phiếu giữ chỗ sẽ được bốc thăm để mua căn hộ hoặc đất nền.

Ngoài ra, phiếu giữ chỗ cũng có thể phân biệt từng loại ưu tiên khác nhau ở một số dự án, trong đó nếu có sản phẩm có nhiều khách hàng cùng muốn mua, khách giữ chỗ trước sẽ được ưu tiên mua căn hộ đầu tiên, còn khách giữ chỗ sau thì sẽ được ưu tiên sau, chỉ khi khách ưu tiên 1 không mua bất động sản đó thì khách ưu tiên 2 mới có quyền mua.

Những điều cần biết về phiếu giữ chỗ mua bất động sản

Tại các sự kiện mở bán, khi khách hàng có phiếu giữ chỗ đồng ý mua căn hộ thì số tiền giữ chỗ sẽ được chuyển thành tiền đặt cọc mua căn hộ đó.

TẠI SAO CẦN DÙNG PHIẾU GIỮ CHỐ MUA BẤT ĐỘNG SẢN?

Phiếu giữ hỗ giúp doanh nghiệp đo nhu cầu thị trường

Trên thực tế, việc phát sinh ra phiếu giữ chỗ được xem như một giải pháp để chủ đầu tư có thể đo lường trước được nhu cầu của thị trường với dự án bất động sản. Thông qua các hoạt động giữ chỗ, đặt cọc của người dùng khi dự án xong phần hạ tầng sẽ giúp chủ đầu tư thâm dò và khảo sát nhu cầu của khách hàng trên thị trường, qua đó định vị được sức hút của dự án và định hình được giá trị của sản phẩm, cũng như hoạch định được kế hoạch triển khai xây dựng dự án trong thời gian kế tiếp.

Tuy nhiên thực chất thì những đợt đầu khi dự án mở bán, giữ chỗ khách hàng phần lớn lại là những khách muốn mua nhà có giá rẻ, hoặc là các nhà đầu tư lướt sóng muốn kiếm lời nhờ căn hộ đặt mua. Trong khi những căn hộ ưng ý muốn giữ chỗ được thì người mua phải thực hiện thủ tục đặt cọc để lấy phiếu giữ chỗ, điều này còn được xem như là cách thể hiện thiện chí của người mua bất động sản.

Chính vì vậy hoạt động giữ chỗ đặt cọc tại các dự án bất động sản ngày càng phổ biến rộng rãi, và để đảm bảo giao dịch thành công, đáp ứng nhu cầu thị trường thì nhiều chủ đầu tư đã áp dụng các hình thức thu nhiều tiền giữ chỗ, đặt cọc lên tới 20%-30% dù dự án chưa xong móng, chưa xong hạ tầng.

Còn khách hàng mua bất động sản đồng ý đóng tiền đặt cọc lấy phiếu giữ chỗ là để kỳ vọng căn hộ tăng giá trị, giúp người mua bất động sản có thể sở hữu được căn hộ ưng ý với chi phí thấp hơn.

Điều này cũng chứng minh rằng các hoạt động giữ chỗ, đặt cọc tại dự án bất động sản được xem như phương pháp “đo nhiệt độ” của dự án với thị trường, và những dự án được đặt cọc, giữ chỗ nhiều tại đợt mở bán đầu cũng làm chủ đầu tư mạnh dạn hơn khi triển khai công đoạn tiếp theo.

Những điều bạn cần biết khi giữ chỗ đặt cọc mua bất động sản

Đối với khách hàng khi giữ chỗ đặt cọc mua bất động sản ở giai đoạn đầu công bố dự án, thông thường đều được hưởng chính sách giá cả cùng phương thức thanh toán tốt hơn, nhưng cũng kèm theo nhiều rủi ro. Vì vậy người mua bất động sản trước khi bỏ tiền đầu tư vào bất cứ dự án nào sẽ được hình thành trong tương lai thì nên chọn những dự án bất động sản đã được ngân hàng bảo lãnh. Chỉ những dự án bất động sản được ngân hàng bảo lãnh mới là dự án đã được thẩm định pháp lý và đảm bảo tiến độ xây dựng.

Những điều cần biết về phiếu giữ chỗ mua bất động sản

Ngoài ra người mua bất động sản cũng có thể chọn những dự án được phát triển bởi chủ đầu tư uy tín, dám cam kết thời gian cụ thể để bàn giao chủ quyền cho khách hàng về bất động sản được mua.

Có thể nói, giữ chỗ đặt cọc là hình thức để doanh nghiệp bất động sản thăm dò nhu cầu thị trường, vì vậy những cam kết về quyền lợi của khách hàng đều được thể hiện rõ và đủ. Và phía chủ đầu tư khi nhận tiền đặt cọc của khách hàng tức là tăng thêm trách nhiệm với những khách hàng đó, đảm bảo dự án được thi công, khánh thành và bàn giao nhà theo đúng tiến độ.

TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIỮ CHỖ ĐẶT CỌC KHI MUA BẤT ĐỘNG SẢN

Quy trình đặt cọc và làm phiếu giữ chỗ mua bất động sản

Quy trình đặt cọc giữ chỗ mua bất động sản thường làm trong 1 ngày, trong đó người làm thủ tục đặt cọc giữ chỗ cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm phiếu giữ chỗ, CMND/CC/HC cùng với hình ảnh, phiếu thu hoặc hình hành chứng minh sau khi đã thanh toán chi phí giữ chỗ. Toàn bộ hồ sơ này đều cần chuẩn bị trong 24h.

Đối với việc thanh toán chi phí đặt cọc làm phiếu giữ chỗ, khách hàng có thể thanh toán thông qua các hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản theo hướng dẫn của nhân viên kinh doanh, khi chuyển khoản thành công khách hàng sẽ được xác nhận giữ chỗ thành công.

Quy trình hoàn tiền giữ chỗ khi khách hàng không mua bất động sản

Đối với những khách hàng đã làm phiếu giữ chỗ cũng như hoàn thành thủ tục đặt cọc giữ chỗ bất động sản nhưng lại không mua được sản phẩm, lúc này khách hàng sẽ được hoàn lại 100% tiền đặt cọc của mình.

Khi khách hàng có nhu cầu hoàn tiền, toàn bộ số tiền đặt cọc của khách hàng sẽ được hoàn lại trong khoảng 7 ngày làm việc tính từ thời điểm doanh nghiệp nhận đủ hồ sơ của khách hàng.

Trong đó để làm thủ tục hoàn tiền đặt cọc, khách hàng cần chuẩn bị phiếu đăng ký giữ chỗ mà mình đang giữ, phiếu thu tiền nếu khách hàng thanh toán tiền mặt hoặc biên lai, chứng từ chuyển khoản cùng với đơn đề nghị hoàn tiền có ký tên.

Lúc này khách hàng chuyển toàn bộ hồ sơ chuẩn bị đầy đủ cho doanh nghiệp, sau khi doanh nghiệp nhận đủ hồ sơ sẽ chuyển tới bộ phận kế toán xử lý và ghi nhận.

Nếu trong quá trình làm thủ tục hoàn tiền còn thiếu chữ ký hoặc cần bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ chủ động trao đổi với khách hàng để bổ sung đầy đủ hồ sơ và chứng từ còn thiếu.

Sau khi mọi thủ tục đã hoàn thành, doanh nghiệp sẽ gửi biên nhận và nêu rõ ngày hoàn tiền cho khách hàng, sau đó khách hàng có thể nhận được số tiền hoàn lại và ký phiếu chi. Mọi thủ tục hoàn tiền cần khách hàng tự mình thực hiện và không nhận thay.

NHỮNG CHÚ Ý KHI ĐẶT CỌC GIỮ CHỖ MUA BẤT ĐỘNG SẢN

Hiện nay việc đặt cọc giữ chỗ để có thể mua bất động sản có vị trí đẹp đã không còn là chuyện quá lạ lẫm trên thị trường. Nhưng khi đặt cọc giữ chỗ khách hàng cũng dễ gặp phải nhiều rủi ro bởi tiền cọc đã nằm trong tay chủ đầu tư. Vì vậy khi đặc cọc giữ chỗ mua bất động sản, khách hàng muốn đảm bảo an toàn cần phải chú ý một số tiêu chí dưới đây.

Những điều cần biết về phiếu giữ chỗ mua bất động sản

Cần quan tâm tới tính pháp lý của những hợp đồng đặt cọc giữ chỗ

Theo như nghị định số  99/2015/NĐ-CP cũng đã quy định rõ về hợp đồng mua bán, thuê hoặc cho thuê những bất động sản sẽ được hình thành trong tương lai mà khách hàng trả tiền trước. Những khoản  tiền này khi khách hàng đặt cọc cũng cần tuân thủ các điều kiện và hình thức mua hoặc thuê bất động sản theo đúng luật kinh doanh bất động sản.

Trên thực tế thì theo như điểm a, khản 2 điều 19 trong nghị định số 99/2015 về Luật nhà ở cũng đã quy định chủ đầu tư không được dùng hình thức huy động vốn để phân chia nhà ở hoặc ưu tiên đăng ký, đặt cọc hoặc hướng dẫn quyền mua bất động sản, phân chia quyền sử dụng đất tại các dự án cho bên được huy động vốn, trừ những trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới nhằm để được nhà nước giao làm chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở.

Như vậy việc ký kết các hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán bất động sản hình thành trong tương lai thực tế đã chưa đúng với quy định của pháp luật, bởi chủ đầu tư không được phép ký hợp đồng đặt cọc với cá nhân, tổ chức để huy động vốn xây dựng dự án nhằm mục đích ưu tiên đăng ký hay hưởng quyền mua sắm bất động sản hình thành trong tương lai.

Đặt cọc giữ chỗ có phải là giải pháp để chủ đầu tư đo “độ nóng” của dự án?

Nhiều chủ đầu tư cũng lý giải việc cho phép giữ chỗ, đặt cọc mua dự án trước khi xong móng và xong hạ tầng là phương án giúp chủ đầu tư có thể khảo sát được nhu cầu của khách hàng và thị trường một cách chính xác nhất.

Thông qua sức hút khách hàng đặt cọc giữ chỗ sẽ giúp chủ đầu tư có thể định hình được giá trị sản phẩm, qua đó hoạch định được kế hoạch triển khai xây dựng dự án hoàn thiện hơn.

Thậm chí tại nhiều dự án “hot” còn xuất hiện tình trạng đặt cọc giữ chỗ mua dự án tới 100% dù chưa hoàn thành xong phần móng. Phần lớn khách hàng đặt cọc giữ chỗ trước đều có mục đích lướt sóng kiếm lời hoặc những khách hàng muốn mua nhà giá rẻ. Điều này cũng xảy ra ở hầu hết mọi dự án bất động sản trên toàn quốc.

Chính vì vậy để đảm bảo giao dịch an toàn và đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, các dự án bất động sản thường được chủ đầu tư hoặc những nhà phát triển dự án áp dụng các hình thức thu tiền đặt cọc, giữ chỗ nhiều hơn với tỉ lệ lên tới 20%-30% dù dự án bất động sản còn chưa xong móng và chưa xong hạ tầng.

Khách hàng có nên làm hợp đồng giữ chỗ đặt cọc?

Có không ít khách hàng vẫn tương đối băn khoăn về việc thanh toán tiền giữ chỗ đặt cọc khi mua nhà, dù làm phiếu giữ chỗ sẽ giúp người mua bất động sản có nhiều cơ hội được sở hữu bất động sản ưng ý hơn.

Thực tế đây cũng là điều bình thường trên thị trường bất động sản hiện nay, bởi khoản tiền giữ chỗ đặt cọc đều được cả hai bên ký hợp đồng và có những điều khoản cụ thể, cả khách hàng lẫn chủ đầu tư đều đồng ý những điều khoản đó và ký kết với nhau nên không quá đáng lo ngại.

Hợp đồng giữ chỗ đặt cọc mua bất động sản được xem là hợp đồng dân sự, bởi các bên đều đã hiểu rõ về những điều khoản quy định trong hợp đồng, và số tiền đặt cọc cũng nhỏ hơn nhiều so với tổng giá trị bất động sản. Vì vậy nếu như xuất hiện tranh chấp thì khách hàng cùng chủ đầu tư có thể ngồi lại với nhau để giải quyết, phần lớn chủ đầu tư sẽ trả lại số tiền này nếu khách hàng không tiếp tục ký hợp đồng mua bất động sản nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu.

Hiện tại Luật kinh doanh bất động sản cũng không cấm chuyện chủ đầu tư nhận tiền đặt cọc, giữ chỗ mua bất động sản, nên doanh nghiệp có thể làm thủ tục giữ chỗ cho khách hàng theo luật dân sự và dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận giữa hai bên.

Điều này cũng  cho thấy, việc giữ chỗ, đặt cọc mua bất độn sản là hoạt động thuận mua vừa bán. Trước đây nhà nước sợ doanh nghiệp bán nhà hình thành trong tương lai lấy tiền mà không đầu tư, sợ khách hàng mất tiền nên mới yêu cầu doanh nghiệp phải làm xong móng, được Sở Xây dựng cho phép mới được bán nên mới có chuyện đặt cọc, giữ chỗ từ 5 -10% như chúng ta hay làm khi mua nhà phố.

Nhưng thường những dự án khách hàng chấp nhận bỏ tiền đặc cọc thường là các dự án tốt và đảm bảo uy tín, vấn đề chính là khi chủ đầu tư nhận đặt cọc, giữ chỗ thì làm đúng quy định của nhà nước, lấy tiền triển khai dự án chứ không đem tiền đi làm việc khác hay lấy tiền rồi không xây nhà.

Những rủi ro có thể xảy ra khi đặt cọc giữ chỗ mua dự án

Dễ xuất hiện tranh chấp với chủ đầu tư

Khi khách hàng quyết định xuống tiền để đặt cọc và làm phiếu giữ chỗ mua bất động sản, lúc này chủ đầu tư thường có quá nhiều đặc quyền và đặc lợi trong các hợp đồng đặt cọc. Chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng trước khi có móng, sau đó sử dụng tiền đặt cọc để làm móng rồi xây căn hộ bán cho khách hàng, thậm chí cũng có nhiều khách hàng còn chưa hiểu chính xác về khái niệm “huy động vốn” cùng với “tiền mua trả trước” khiến tình trạng mập mờ trong các giao dịch đặt cọc mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Điều này càng đòi hỏi khách hàng khi mua bất động sản cần đặc biệt cảnh giác với những hợp đồng đặt cọc mua nhà khi dự án chưa xong móng, bởi nếu khách hàng xuất hiện tranh chấp với chủ đầu tư thì rất có thể tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, khiến người mua nhà bị “tiền mất tật mang” do quy định của pháp luật hiện hành chưa thể bảo vệ người mua bất động sản tại những trường hợp này.

Nguy cơ không giữ được căn hộ ưng ý

Có những trường hợp dù khách hàng làm phiếu giữ chỗ mua bất động sản, cũng đã đóng tiền đặt cọc giữ chỗ nhưng thời gian mở bán dự án lại bị hoãn chậm lại, chủ đầu tư thông báo mở bán vội khiến nhiều khách hàng phải mua nhà với giá cao, hoặc mua phải những căn hộ không ưng ý, thậm chí còn có thể mất trắng tiền đặt cọc trước đó.

Thêm nữa là dự án mà khách hàng đặc cọc giữ chỗ khi mở bán, dự án đã tăng giá rất nhiều so với giá cả ban đầu, những dự án được khách hàng đặt cọc giữ chỗ trước đó bị đắt hơn khiến khách hàng không thể mua được bất động sản tại những vị trí ưng ý. Điều này cũng mang lại thiệt hại không nhỏ cho người mua nhà dù đã làm thủ tục đặt cọc giữ chỗ từ trước.

Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch cũng như tăng cường lòng tin cậy cho khách hàng khi làm thủ tục giữ chỗ và đặt cọc, các chủ đầu tư lớn hiện nay thường có giải pháp quản lý phiếu giữ chỗ, đặt cọc mua dự án trên phần mềm thông minh như Landsoft, qua đó hệ thống sẽ quản lý toàn bộ hoạt động giữ chỗ, đặc cọc cùng lịch sử giữ chỗ, đặt cọc của khách hàng. Điều này vừa đảm bảo mang lại sự tiện lợi trong công việc cho chủ đầu tư khi quản lý kinh doanh dự án, vừa gia tăng độ tin cậy cho khách hàng khi làm thủ tục giữ chỗ, đặt cọc.

 

Những điều cần biết về phiếu giữ chỗ mua bất động sản
Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button