fbpx

Siết chặt tín dụng cho bất động sản cao cấp – Phương án giải quyết nào cho doanh nghiệp ?

Trong năm 2019 các ngân hàng đang có chính sách siết chặt tín dụng cho bất động sản cao cấp, điều này gây khó khăn cho không ít chủ đầu tư cùng doanh nghiệp bất động sản khi đang có định hướng đầu tư vào phân khúc này.

Trước tình trạng này các doanh nghiệp bất động sản cùng chủ đầu tư làm thế nào để giải quyết bài toán nguồn vốn đầu tư ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây !

1. Thị trường bất động sản cao cấp đang là xu thế đầu tư có lời trong năm 2019

Trong những năm gần đây thị trường bất động sản cao cấp đang là phân khúc đầu tư sinh lời cao được nhiều doanh nghiệp cùng chủ đầu tư chú ý.

Sự phát triển của bất động sản xanh lên ngôi kéo theo yêu cầu về không gian sống ngày càng cao của khách hàng, mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái càng được chú trọng khiến cho thị trường bất động sản cao cấp từ đầu năm 2019 tới nay  trở thành phân khúc hấp dẫn khách hàng bất động sản.

Siết chặt tín dụng cho bất động sản cao cấp – Phương án giải quyết nào cho doanh nghiệp ?

Đặc biệt những phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản cao cấp có đầy đủ các tiện nghi từ vui chơi, thư giãn, mua sắm….với  mô hình shophouse, condotel… theo hướng hiện đại và thân thiện cũng nhận được nhiều sự chú ý từ phái khách hàng.

Tốc độ đô thị hóa cao tại Việt Nam cùng sự gia tăng số lượng lớn các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bất động sản cao cấp, tạo thành sức hút nhất định cho thị trường này trong năm 2019.

Đây cũng là những lý do chủ yếu khiến bất động sản cao cấp đang dần trở thành phân khúc đầu tư hấp dẫn và thu được lợi nhuận cao mà nhiều doanh nghiệp cùng chủ đầu tư đặc biệt chú ý.

2. Tín dụng bất động sản cao cấp đang bị siết chặt

Mặc dù thị trường bất động sản cao cấp có những dấu hiệu phát triển rõ rệt, nhưng thực tế trong năm 2019 bất động sản cao cấp lại là thị trường bị siết chặt tín dụng khiến không ít doanh nghiệp cùng chủ đầu tư gặp khó  khăn.

Mới đây theo như thông tin từ ngân hàng nhà nước thì đã có những chính sách siết chặt hơn nguồn tín dụng với phân khúc bất động sản cao cấp, quy định các giới hạn và tỉ lệ tín dụng để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Việc thay đổi quy định và siết chặt tín dụng bất động sản với các khoản vay bất động sản là một trong những nội dung sửa đổi so với Thông tư 36 trước đó. Theo đó, hệ số rủi ro sẽ được các ngân hàng áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng được nêu trong dự thảo mới là 150%.

Trong đó các cơ quan nhà nước cũng cho biết nội dung quy định này yêu cầu các ngân hàng phải dự trữ thêm nguồn vốn với bất động sản có tiềm ẩn rủi ro, đồng thời góp phần kiểm soát dòng vốn cho vay đối với cá nhân liên quan đến bất động sản để mua nhà ở thuộc phân khúc cao cấp.

Ngoài ra hệ số rủi ro 50% cũng sẽ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các khoản vay được bảo đảm bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất và đáp ứng được một trong những điều kiện sau: phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khoản cho vay cá nhân để thực hiện mua nhà ở xã hội, mua nhà thuộc các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ và khoản vay cá nhân mua nhà có giá trị nợ gốc dưới mức 1,5 tỷ đồng.

Siết chặt tín dụng cho bất động sản cao cấp – Phương án giải quyết nào cho doanh nghiệp ?

Việc điều chỉnh quy định và siết chặt tín dụng bất động sản, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản… thuộc về đơn vị chủ quản đề xuất là Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó những quy định về tăng hệ số rủi ro, kiểm soát việc cho vay cùng với vốn vay phục vụ mục đích kinh doanh địa ốc cũng sẽ chặt chẽ hơn, hạn chế những rủi ro có thể xuất hiện khi có biến động mạnh ảnh hưởng xấu tới thị trường bất động sản.

3. Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì ?

Đứng trước thực trạng ngân hàng siết chặt tín dụng đối với những dự án bất động sản cao cấp, các doanh nghiệp cùng chủ đầu tư cần có giải pháp chủ động nguồn vốn để giải quyết được khó khăn trên.

Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn hiện nay đã quyết định ứng dụng phần mềm quản lý bất động sản Landsoft để tối ưu quản lý dự án bất động sản hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bất động sản quản lý tốt nguồn vốn đầu tư và tăng cường khả năng chủ động nguồn vốn của doanh nghiệp.

Đặc biệt ứng dụng phần mềm Landsoft sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng theo dõi công nợ khách hàng , giúp người quản lý nắm bắt nhanh công nợ theo từng thời điểm cụ thể, đồng thời nắm bắt được dòng tiền của đơn vị mình để ra các quyết định tài chính hiệu quả  trong công tác kinh doanh, tiến hành thông báo nhắc nợ cho khách hàng để việc thu hồi công nợ diễn ra theo đúng tiến độ thanh toán.

Rate this post

LANDSOFT SOLUTIONS

Các giải pháp quản lý kinh doanh và vận hành bất động sản của chúng tôi có thể giúp bạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản.

Với sản phẩm của chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm các tính năng đa dạng và mạnh mẽ, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của ngành bất động sản. Từ quản lý danh sách tài sản đến theo dõi hợp đồng và thanh toán, chúng tôi cung cấp một nền tảng toàn diện để giúp bạn quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn một cách thuận tiện và hiệu quả.

Đội ngũ Chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai và sử dụng sản phẩm, từ việc tùy chỉnh phần mềm cho đến cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật. Chúng tôi cam kết mang lại sự tiện lợi và hài lòng tối đa cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Vui lòng điền thông tin của bạn vào bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!

    Call Now Button
    zalo-oa-account