Quy trình bảo hành bảo trì tòa nhà là một chuỗi các hoạt động nằm trong quy trình quản lý vận hành tòa nhà. Trong đó bảo hành tòa nhà là hoạt động sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
Còn bảo trì tòa nhà là hoạt động giúp tòa nhà bảo trì công trình xây dựng nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng, qua đó làm tăng tuổi thọ các máy móc thiết bị của tòa nhà và giảm rủi ro phát sinh. Quy trình bảo trì tòa nhà được chia thành hai hoạt động chính là bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà và công trình xây dựng.
Các dự án tòa nhà sau một thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng hao mòn dần bởi tác động của người dùng, ảnh hưởng từ thiên nhiên và khí hậu.
Vì vậy tòa nhà cần thường xuyên thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.
Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc:
+ Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng
+ Bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
CÁC HẠNG MỤC CẦN BẢO TRÌ
Kết cấu công trình: phần xây dựng, phần kết cấu, phần sơn bảo vệ công trình, phần nền móng…
Hệ thống cấp thoát nước: hệ thống đường ống, máy bơm, bồn chứa, hệ thống van vòi cho các nhà vệ sinh, hệ thống các miệng thu nước (nước sinh hoạt, nước mưa), hệ thống hầm chứa nước thải, máy bơm nước thải.
Hệ thống điện, điện nhẹ: hệ thống tủ bảng điện, thanh dẫn chính (busway), dây cáp điện, hệ thống đóng cắt chuyển nguồn tự động, hệ thống tụ bù, đèn chiếu sáng, đèn chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống âm thanh thông báo, camera quan sát, hệ thống an ninh.
Máy phát điện dự phòng: hệ thống lọc gió, nước làm mát, dầu máy, nhớt máy, bình accu.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy: hệ thống báo cháy tự động, đầu phun chữa cháy tự động, đường ống chữa cháy, máy bơm chữa cháy.
Hệ thống điều hoà không khí: hệ thống quạt cấp gió tươi, quạt gió thải, quạt tạo áp cầu thang, các dàn nóng/dàn lạnh, hệ thống điều khiển.
Hệ thống thang máy: động cơ, thắng, tủ điều khiển, nguồn điện dự phòng.
KINH PHÍ BẢO TRÌ TÒA NHÀ TỪ ĐÂU?
Chủ sở hữu căn hộ phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua, khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao.
Đối với phần mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng (trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung) thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại, phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
Trường hợp kinh phí bảo trì không đủ: đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
Tải ngay “Bộ tài liệu quy trình bảo hành bảo trì tòa nhà” miễn phí và truy cập landsoft.com để cập nhật những bộ tài liệu mới hơn.
▶ TẢI TÀI LIỆU TẠI ĐÂY |