Phần mềm Landsoft

Thủ tục hành chính phức tạp rườm rà – Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để giải quyết ?

Đối với doanh nghiệp bất động sản để đầu tư dự án thành công không chỉ cần huy động được nguồn vốn khổng lồ mà còn phải đảm bảo dự án bất động sản phải có tính pháp lý đầy đủ. Tuy nhiên việc thủ tục hành chính ngày càng rườm rà và phức tạp cũng khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải “khốn đốn”.

Đặc biệt có một số dự án bất động sản dù đã có quyết định chủ trương đầu tư nhưng vẫn bị “ách tắc” dự án do các sở chữa có sự phối hợp để giải quyết thủ tục hành chính đầy đủ. Đứng trước thực trạng này các doanh nghiệp bất động sản cần phải làm gì ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Thủ tục hành chính bất động sản ngày càng phức tạp

Có một thực trạng xảy ra khiến không ít doanh nghiệp bất động sản phải đau đầu là thủ tục hành chính quá rườm rà và phức tạp, thậm chí có những dự án đã nhận được quyết định chủ trương đầu tư, nhưng trong quá trình làm thủ tục hành chính từ các sở đổ xuống vẫn chưa phối hợp giải quyết nhanh chóng và triệt để, khiến dự án bất động sản bị chững lại và gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ đầu tư cùng doanh nghiệp bất động sản.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo Tp.HCM về việc giải quyết những ách tắc lớn nhất của doanh nghiệp và thị trường địa ốc hiện nay.

Cụ thể, HoREA kiến nghị UBND Tp.HCM chỉ đạo các Sở, ngành có trách nhiệm khẩn trương giải quyết ách tắc về các thủ tục hành chính tiếp theo sau khi dự án đã có “Quyết định chủ trương đầu tư”.

Trong đó với những dự án bất động sản đã có quỹ đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp…. mà phải tiến hành thực hiện thủ tục hành chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì Sở Kế hoạch Đầu tư trình UBND thành phố ban hành “Quyết định chủ trương đầu tư”. Nhưng sau khi đã có “Quyết định chủ trương đầu tư” thì các dự án này đang bị ách tắc do các Sở chưa có sự phối hợp để giải quyết các thủ tục hành chính tiếp theo.

Việc chậm chạp trong thủ tục hành chính không chỉ gây ảnh hưởng tới tiến trình dự án mà còn phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, không chỉ chậm tiến trình hoàn thành và bàn giao dự án với khách hàng mà còn kéo theo nguồn nợ ngân hàng ngày càng gia tăng, khiến nhiều doanh nghiệp dù đầu tư dự án thành công, bán được hết hàng nhưng vẫn có nguy cơ thua lỗ do phải trả lãi tức ngân hàng quá cao trong thời gian dài.

2. Doanh nghiệp địa ốc phải làm gì để thúc đẩy thủ tục hành chính ?

Đứng trước tình trạng trên bắt buộc doanh nghiệp bất động sản phải có giải pháp đối phó khi thủ tục hành chính quá rườm rà, trong đó HoREA cũng đưa ra kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành có trách nhiệm khẩn trương giải quyết các bước thủ tục tiếp theo như sau:

Bước 1: Sở Quy hoạch Kiến trúc nhận và thụ lý hồ sơ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án trình UBND thành phố phê duyệt.

Bước 2: Sở Xây dựng chủ trì tổ chuyên gia xem xét trình UBND thành phố “Quyết định chấp thuận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại” sau khi đã có quy hoạch 1/500.

Bước 3: Sau khi đã có Quyết định chấp thuận chủ đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện các công tác sau: Trình UBND thành phố ra quyết định giao đất dự án cho chủ đầu tư; chủ trì công tác xác định giá đất cụ thể của dự án nhà ở thương mại; phối hợp với Sở Tài chính trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, UBND thành phố quyết định tiền sử dụng đất của dự án.

Tuy nhiên do Tp.HCM có thêm Sở Quy hoạch Kiến trúc nên ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề xuất rút gọn “Bước 1” và “Bước 2” nêu trên thành 1 bước là “Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, tổ chuyên gia để thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng dự án để trình UBND thành phố phê duyệt đồng thời quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng dự án và chấp thuận chủ đầu tư dự án.

Mặc dù vậy nhưng để giảm thiểu thiệt hại trong quá trình đầu tư dự án bất động sản, các doanh nghiệp địa ốc cùng chủ đầu tư trước khi triển khai dự án bất động sản cũng cần có đủ nguồn tài chính thích hợp, tránh việc quá lạm dụng vào đòn bẩy tài chính để giảm thiểu thiệt hại khi dự án bị “ách tắc” trong thời gian dài.

Thực tế hiện nay hầu hết những doanh nghiệp triển khai các dự án bất động sản đều phải mất trên dưới 3 năm để hoàn tất được các thủ tục chuẩn bị đầu tư, sau đó thi công dự án và hoàn thành nghiệm thu dự án đưa vào sử dụng, vì vậy thời hạn sử dụng đất thực tế của dự án cũng chỉ còn khoảng 47 – 48 năm.

Chính vì vậy để giảm thiểu thiệt hại trong đầu tư dự án bất động sản, các doanh nghiệp cần có giải pháp quản lý dự án bất động sản khoa học và chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý như dùng phần mềm Landsoft nhằm tối ưu quản lý dự án bất động sản tốt nhất, giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình và tiến độ của từng dự án chính xác nhất, từ đó có giải pháp huy động vốn phù hợp.

Ngoài ra khi sử dụng phần mềm quản lý bất động sản Landsoft cũng giúp doanh nghiệp và chủ đầu tư chuyên nghiệp hóa hơn trong công tác quản lý bất động sản, dễ dàng tiếp cận khách hàng và chăm sóc khách hàng tiềm năng, tăng cường khả năng giao dịch cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.

Thủ tục hành chính phức tạp rườm rà – Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để giải quyết ?
5 (100%) 1 vote
Exit mobile version