Quản lý quỹ bảo trì chung cư minh bạch và rõ ràng là phương án tối ưu giúp giảm thiểu tranh chấp và mâu thuẫn chung cư hiện nay. Tuy nhiên để quản lý quỹ bảo trì chung cư tốt nhất, bên cạnh sự can thiệp từ phía chính quyền thông qua các quy định pháp luật về quỹ bảo trì thì còn cần có sự cố gắng của ban quản lý tòa nhà, sự tuân thủ của chủ đầu tư cùng ban quản trị.
Dưới đây là một số quy định pháp luật về quỹ bảo trì chung cư mà chúng ta có thể tìm hiểu.
Quỹ bảo trì tòa nhà – Miếng bánh ngon bị nhiều bên “sâu xé”
Khúc mắc quanh phí bảo trì chung cư – Có cần xây dựng tiêu chí quản lý cụ thể ?
Nội dung bài viết
1. Quy định về tiền phí bảo trì tại điều 108 Luật nhà ở năm 2014
Theo như điều 108 Luật nhà ở năm 2014 cho thấy, tiền phí bảo trì nhà chung cư đã được quy định rõ ràng bằng các tiêu chí :
+ Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư là 2% giá trị căn hộ hoặc thuê căn hộ , khoản tiền này được người mua hoặc thuê nhà đóng khi nhận bàn giao nhà.
+ Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng thêm kinh phí khi kinh phí thực hiện bảo trì không đủ, số tiền đóng thêm tương ứng với diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ nhà.
+ Chủ đầu tư nếu kỹ hợp đồng mua bán hoặc thuê căn hộ hay diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa thu phí bảo trì phần sở hữu chung thì ban quản trị hoặc hội nghị nhà chung cư có thể thống nhất mức đóng góp kinh phí này.
2. Quy định về sử dụng phí bảo trì nhà chung cư
Theo như điểm C, khoản 3, điều 102 thuộc Luật Nhà ở cũng đã quy định rõ về việc sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư, trong đó những tòa chung cư có nhiều chủ sở hữu thì cần tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để quy định về sử dụng phí bảo trì :
+ Phí bảo trì được sử dụng bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành
+ Phí bảo trì được sử dụng như thế nào sẽ do hội nghị nhà chung cư họp và quyết định.
Còn trong điều 106 thuộc Luật Nhà ở về sử dụng phí quản lý vận hành cũng quy định rõ :
+ Xác định giá dịch vụ quản lý vận hành phải minh bạch, công khai và căn cứ vào nội dung công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng tại tòa nhà
+ Mức giá dịch vụ quản lý vận hành không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung, phí trông giữ xe, sử dụng nhiên liệu, nước, truyền hình, thông tin liên lạc….
+ Mức giá dịch vụ quản lý vận hành sẽ được quy định theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ theo khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tại địa phương
3. Quy định về thời gian đóng phí bảo trì nhà chung cư
Theo như khoản 1, điều 108 thuộc bộ Luật nhà ở về thời gian phải đóng phí bảo trì, những căn hộ được chủ đầu tư bán, cho thuê thì người mua cần phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích bán, cho thuê. Khoản tiền này sẽ được đóng ngay khi nhận bàn giao nhà và cũng quy định rõ trong hợp đồng mua bán, cho thuê.
Còn theo khoản 2, điều 108 Luật Nhà ở lại quy định nếu kinh phí bảo trì quy định ở khoản 1 không đủ thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì chủ sở hữu cần phải đóng thêm kinh phí tương ứng. Phí bảo trì sẽ được đóng theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng.
4. Liệu ban quản trị nhà chung cư chi tiêu quỹ bảo trì có cần tổ chức hội nghị nhà chung cư ?
Theo như những quy định tại khoản 3, điều 109 Luật Nhà ở thì khi ban quản trị nhà chung cư muốn chi ra các khoản chi phí của quỹ bảo trì thì cần phải có sự minh bạch và rõ ràng.
Trong đó ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.
Trong đó những quy định tại Điều 34 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD cũng đã đưa ra đầy đủ các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để thực hiện bảo trì, bao gồm các thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư, hệ thống hạ tang fkyx thuật bên ngoài, các công trình công cộng, hút bể phốt định kỳ, xử lý nước thải cùng các hạng mục khác thuộc quyền sở hữu chung của nhà chung cư.
Còn ở trong quy định tại khoản 4 Điều 37 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD cũng nêu rõ tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản của bên thực hiện bảo trì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 16 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD cũng nêu rõ mọi quyết định của hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu; nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các thành viên chủ trì và thư ký cuộc họp hội nghị nhà chung cư.
Ngoài ra tòa nhà cũng cần sử dụng phần mềm Landsoft Control nhằm quản lý quỹ bảo trì chung cư minh bạch và rõ ràng, công khai, hạn chế tranh chấp.
Liên hệ tới DIP Việt Nam ngay hôm nay để nhận được tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án chi tiết và nhanh chóng nhất !
Thông tin liên hệ qua hotline :
Sales Team – Hotline: 0909 437 699 – 0934 614 696
Tổng đài tư vấn, hỗ trợ dịch vụ 24/7: (028) 7106 9079
Hoặc truy cập trực tiếp tại website : https://dip.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhất.