Theo như quy định diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận được quy định trong quyết định số 21 /2021/QĐ-UBND ban hành ngày 20/8/2021. Diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận sẽ được áp dụng cho các địa phương ở tron tỉnh Bình Thuận. Vậy quy định cụ thể về diện tích tách thửa là gì? Cùng Landsoft tìm hiểu thông tin kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn muốn biết:
Làm thế nào để xác định đúng thời điểm “vàng” khi bán nhà đất?
Giải pháp quản lý chính sách bán hàng bất động sản dành cho chủ đầu tư
Những lợi ích mà ứng dụng bất động sản mang lại cho các doanh nghiệp địa ốc
Nội dung bài viết
Điều kiện về diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận là gì?
Theo quy định được nêu trong điều 4, quyết định số 21 /2021/QĐ-UBND, điều kiện để tách thửa đất tại Bình Thuận chính là người sử dụng đất cần phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm:
+ Người sử dụng đất cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất ở, sở hữu công trình xây dựng đã được cấp phép theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, đất đai, xây dựng.
+ Diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận không được nhỏ hơn diện tích, kích thước tối thiểu được quy định ở trong quyết định số 21.
+ Đối với những thửa đất có vị trí nằm tại hành lang an toàn đường bộ, được cấp giấy chứng nhận thành một thửa đất riêng thì có thể không cần áp dụng điều kiện về diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận, nhưng phải đảm bảo điều kiện chiều rộng tối thiểu tương ứng với những thửa đất ở hành lang an toàn đường bộ, của người sử dụng.
+ Nếu đất chưa được tách thửa riêng, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa gồm cả diện tích ở trong và ở bên ngoài hành lang an toàn đường bộ, việc ghi chú diện tích nằm trong hành lang an toàn đường bộ khi cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp nào người dân không được tách hoặc hợp thửa đất ở Bình Thuận?
Trong quy định diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận, cũng có một số trường hợp người dân sẽ không được tách thửa hoặc hợp thửa đất, trong đó bao gồm các yếu tố:
+ Thửa đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ theo đúng quy định của Luật đất đai
+ Thửa đất còn đang có tình trạng tranh chấp, khiếu nại và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý theo trình tự pháp luật, thửa đất đang bị cơ quan thẩm quyền thu hồi.
+ Thửa đất có tài sản gắn liền với đất nhưng lại đang nằm trong diện bị kê biên tài sản để thi hành bản án đã có hiệu lực.
+ Thửa đất có diện tích ở trong khu vực có quyết định thu hồi, hoặc đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
+ Người dân tự bố trí tách thửa đất, các thửa đất còn lại tiếp giáp với đường tự bố trí nhưng lại không có sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận được quy định cho phép là gì?
Tại Bình Thuận, diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận được cho phép theo như quy định còn cần phải căn cứ dựa vào loại đất, địa điểm cùng với mục đích sử dụng của đất. Tùy từng mục đích khác nhau mà điều kiện diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận cũng có sự khác nhau khi tiến hành làm thủ tục, trong đó gồm có:
Đối với đất ở
+ Diện tích tách thửa tối thiểu tại khu vực nông thôn là 60m2, chiều rộng tối thiểu phải đạt 4m có mặt tiếp giáp với đường giao thông, còn chiều dài tối thiểu là 8m.
+ Ở khu vực đô thị thì diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận là 40m2, trong đó chiều rộng tối thiểu phải đạt tới 4m và có mặt tiếp giáo với đường giao thông, còn chiều dài tối thiểu là 5m.
Đối với đất có vườn và ao
Diện tích tách thửa với đất vườn và đất ao thì sẽ được xác định và thực hiện theo diện tích tách thửa tối thiểu ở khu vực nông thôn và đô thị.
Tuy nhiên, trong trường hợp đất vườn, ao được ủy ban cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng từ một phần đất nông nghiệp sang đất ở, việc tách thửa còn cần phải đáp ứng được điều kiện cũng như diện tích tối thiểu được tách thửa trong quyết định số 21/ 2021/ QĐ-UBND.
Còn với những khu vực đất ở có vườn và ao nằm riêng lẻ bên ngoài khu dân cư tập trung, được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và đường trên đồng ruộng cho đi lại thì không cần đáp ứng điều kiện tiếp giáp đường giao thông, diện tích tối thiểu được tách thửa.
Diện tích tách thửa với đất phi nông nghiệp
Với đất phi nông nghiệp, diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận cũng có quy định bao gồm:
+ Ở khu vực nông thôn thì diện tích các thửa đất tối thiểu khi tách thửa phải đạt 100m2, trong đó chiều rộng tối thiểu là 5m có tiếp giáp với đường giao thông, và chiều dài tối thiểu phải là 10m.
+ Còn ở khu vực đô thị thì diện tích tách thửa tối thiểu phải là 60m2, trong đó chiều rộng tối thiểu là 4m tiếp giáp với mặt đường giao thông, chiều dài tối thiểu là 5m.
Đất phi nông nghiệp có diện tích tách thửa tối thiểu phải nằm trong cùng thửa đất đã có đất vườn, đất ở hoặc ao, được xác định và thực hiện theo diện tích tách thửa tối thiểu đất phi nông nghiệp ở đô thị và nông thôn.
Riêng đối với trường hợp đất ở có đất ao hoặc vườn được ủy ban cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng thì việc tách thửa sẽ được thực hiện theo quy định số 21/ 2021/ QĐ-UBND
Diện tích tách thửa với đất nông nghiệp
Đối với đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư thì diện tích tách thửa tối thiểu tại Bình Thuận sẽ được hình thành từ việc tách thửa tại các xã là 1.000m2, còn diện tích tách thửa tại các phường, thị trấn, xã thuộc huyện Phú Quý là 500m2.
Với đất nông nghiệp nằm xen kẽ với khu dân cư, đất nông nghiệp tách thửa riêng sẽ không gắn với đất ở, và diện tích tách thửa tối thiểu là 400m2. Còn diện tích tách thửa tại các phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố chính là 300m2.
Diện tích tách thửa đối với thửa đất đã có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì điều kiện, diện tích tách thửa tối thiểu sẽ được thực hiện theo quy định trên. Nhưng với trường hợp đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch xây dựng được duyệt dù chưa có dự án đầu tư thì diện tích tách thửa phải được thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng.
Nhưng với những khu vực đã có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, có quy hoạch xây dựng chi tiết thì việc tách thửa phải được thực hiện theo quy định tách thửa đất đối với đất nông nghiệp nằm ngoài khu dân cư. Còn thửa đất có một phần diện tích không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng thì việc tách thửa sẽ phải theo ranh giới quy hoạch ở trên thửa đất đó.
Với những khu vực có dự án đầu tư, có các cấp thẩm quyền phê duyệt và thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, có quyết định thu hồi đất thì người sử dụng hông được tách thửa.
Trình tự và thủ tục tách thửa đất tại Bình Thuận
Trình tự và thủ tục tách thửa đất tại Bình Thuận cũng đã được quy định rất rõ trong Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì người sử dụng đất cần phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đai, nếu địa phương chưa có văn phòng thì hồ sơ nộp tại UBND cấp huyện. Trong hồ sơ phải có:
+ Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK kèm theo Thông tư này;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân
+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu
Khi nhận được hồ sơ, văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp huyện cần phải thực hiện các công việc như:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất
+ Lập hồ sơ để trình báo tới cơ quan có thẩm quyền, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cũng như tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất ở thửa đất mới được tách thửa.
+ Tiến hành chỉnh lý và cập nhật thay đổi vào hồ sơ địa chính cùng cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho người được cấp. Gửi UBND cấp xã để trao đổi nếu người dân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ phải xem xét và tiến hành xem hồ sơ trong thời hạn không quá 15 ngày để cân nhắc người dân có đủ điều kiện chuyển nhượng hay không. Trường hợp đủ điều kiện thì văn phòng đăng ký đất đai sẽ phải thực hiện đo đạc địa chính để tách thửa đất, lập hồ sơ trình báo cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng.