Trong điều kiện ngân hàng ngày càng siết chặt vốn tín dụng thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường bất động sản trong 2 tháng đầu năm 2019 này đã tạo ra những hi vọng mới giúp thị trường địa ốc có dấu hiệu khởi sắc hơn và tạo dựng được nhiều cơ hội mới hơn.
1. Sự hỗ trợ từ nguồn vốn FDI tạo nhiều hi vọng cho thị trường bất động sản
Trong những tháng đầu năm 2019 những nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục rót vốn vào Việt Nam để đầu tư phát triển, trong đó hoạt động kinh doanh bất động sản được đầu tư tổng số vốn lên tới 478 triệu USD và chiếm tới 5,6% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam.
Chính hiệp hội bất động sản Tp HCM cũng cho biết , nhờ vào sự hỗ trợ của nguồn vốn FDI trong những năm đổ lại đây luôn cao cũng tạo điều kiện giúp thị trường bất động sản không ngừng phát triển, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào bất động sản đang bị ngân hàng siết chặt và hạn chế.
Vào thời điểm này nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản đã được đánh giá là phương án hỗ trợ kịp thời và đắt giá giúp các chủ đầu tư phát triển dự án bất động sản thuận lợi hơn hẳn.
Có thể nói nguồn vốn FDI đổ bộ vào thị trường bất động sản không chỉ trở thành nguồn vốn hỗ trợ và bổ xung cho thị trường bất động sản trong khoảng thời gian này mà còn tạo ra nhiều cơ hội cùng giá trị thích đáng với các doanh nghiệp địa ốc hiện nay.
Trong đó nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm qua cũng tăng dần theo từng năm, trong đó những chủ đầu tư tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore rất chú trọng vào các khu vực trung tâm thành phố, gần vị trí hạ tầng giao thông quan trọng như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm,…
Bên cạnh đó trong thời gian tới những nút thắt về thủ tục pháp lý cũng dần dần được tháo gỡ, nhanh chóng trở thành trợ lực giúp thị trường bất động sản phát triển mạnh hơn trong thời gian tới và đón nhận được nhiều dòng vốn đầu tư. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp địa ốc hiện nay cũng chủ động tìm kiếm những nguồn vốn khác thay thế cho vốn tín dụng ngân hàng trước đó.
Một số doanh nghiệp đã tái cơ cấu mạnh để niêm yết trên sàn chứng khoán, hợp tác với nhiều đối tác là quỹ đầu tư nước ngoài cùng hợp tác thực hiện dự án. Có thể thấy, doanh nghiệp địa ốc cũng giảm bớt phần nào gánh lo tắc vốn khi các ngân hàng siết chặt cho vay bất động sản.
2. Nguồn vốn FDI đổ bộ thay đổi thị trường bất động sản như thế nào ?
Các chuyên gia cũng nhận định việc nguồn vốn FDI đổ bộ vào thị trường bất động sản tại Việt Nam cũng tạo ra nhiều cơ hội thay đổi thị trường. Trong đó các nhà đầu tư ngoại cũng chia thành hai nhóm khác nhau.
Nhóm đầu tư thứ nhất thường quan tâm nhiều hơn tới những tài sản tạo ra dòng tiền, bao gồm trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ, cao ốc văn phòng và khách sạn có vị trí nằm ở khu trung tâm.
Còn nhóm đầu tư bất động sản thứ hai thì tập trung nhiều hơn vào việc phát triển nhà ở, phối hợp với các chủ đầu tư trong nước gồm những doanh nghiệp có sẵn quỹ đất để xây dựng chung cư hay khu biệt thự.
Trong đó việc các nhà đầu tư ngoại đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều cũng khiến thị trường bất động sản càng trở nên nóng sốt hơn hẳn.
Theo chia sẻ của Tập đoàn đa quốc gia Jones Lang LaSalle (JLL) tại Việt Nam, dòng vốn FDI hàng trăm triệu USD Mỹ sẵn sàng đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Các tiềm năng được ghi nhận như việc ngành du lịch Việt Nam đạt kỷ lục với 15,5 triệu lượt khách quốc tế và 80 triệu lượt khách nội địa trong năm 2018 cùng mục tiêu đạt 20 triệu lượt khách vào năm 2020.
Bên cạnh đó việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng quan tâm, trong đó bao gồm đường cao tốc, hệ thống tàu điện ngầm cùng nhiều dự án mở rộng và xây dựng sân bay. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư ngoại sẵn sàng đổ vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam để tạo điều kiện tăng trưởng cao.
3. Những tồn đọng trong thị trường bất động sản còn bao nhiêu ? Chủ đầu tư cần làm gì ?
Mặc dù nguồn vốn FDI đã hỗ trợ phát triển cực lớn cho thị trường bất động sản, tuy nhiên những điểm nghẽn vẫn còn tồn đọng từ năm 2018 và tiếp tục kéo dài tới năm nay.
Trong đó từ đầu năm 2018 tới thời điểm này vẫn chưa thấy sự xuất hiện của các chính sách tài chính với thị trường địa ốc. Trong đó, quỹ tín thác được cho là giải pháp tốt nhất cho thị trường bất động sản nhưng chưa được thực hiện. Song song đó, dòng tiền nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam cũng cần phải kiểm soát một cách hợp lý.
Đặc biệt những dự án phát triển mới trong năm 2019 vẫn có thể bị ảnh hưởng do quá trình phê duyệt kéo dài, vì vậy các nhà đầu tư cần phải tìm nguồn cung sạch và minh bạch sẵn sàng để đầu tư.
Đây cũng là lý do các chủ đầu tư cần có giải pháp quản lý dự án bất động sản khoa học bằng phần mềm Landsoft nhằm quản lý dự án toàn diện và hiệu quả, quản lý chặt chẽ tài chính và định hướng được chiến lược đầu tư đúng đắn.