Làm sao để quản lý kỹ thuật trong toà nhà chặt chẽ và tối ưu luôn là bài toán gây đau đầu cho các đơn vị quản lý vận hành toà nhà. Trong quá trình quản lý kỹ thuật toà nhà, ban quản lý cần phải luôn đảm bảo các trang thiết bị kỹ thuật toà nhà vận hành an toàn và ổn định, xây dựng được một hệ thống bảo trì – vận hành – kiểm tra trang thiết bị toà nhà chặt chẽ. Do vậy, ban quản lý cần phải có sự kết hợp giữa quy trình chuyên nghiệp cùng với công nghệ phần mềm hiện đại để tối ưu quản lý kỹ thuật toà nhà ưu việt nhất.
Có thể bạn muốn biết:
Chuyển đổi số quản lý kỹ thuật tòa nhà mang lại lợi ích gì cho ban quản lý?
Quản lý kỹ thuật tòa nhà là gì? Mô tả công việc của nhân viên quản lý kỹ thuật tòa nhà
Xây dựng thiết kế phần mềm quản lý tòa nhà theo yêu cầu
Có một số giải pháp quản lý kỹ thuật trong toà nhà hiệu quả mà ban quản lý cần tham khảo gồm:
Nội dung bài viết
Phải xây dựng kế hoạch bảo trì định kỳ khi quản lý kỹ thuật trong toà nhà
Khi quản lý kỹ thuật trong toà nhà, ban quản lý toà nhà cần phải xây dựng được một kế hoạch bảo trì định kỳ hoàn hảo. Trong đó mỗi một trang thiết bị kỹ thuật khác nhau đều cần phải có một kế hoạch theo dõi vận hành và bảo trì riêng biệt như:
+ Xây dựng kế hoạch bảo trì và lịch trình bảo trì cho hệ thống điện trong toà nhà, gồm có máy phát điện, hệ thống chiếu sáng, tủ điện, UPS.
+ Xây dựng kế hoạch bảo trì cùng với lịch trình bảo trì cho hệ thống nước trong toà nhà, theo dõi quá trình vận hành của hệ thống nước từ bơm nước, bồn chứa cho tới hệ thống cấp thoát nước trong toà nhà
+ Lên lịch trình bảo trì và theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng hệ thống thang máy. Tốt nhất ban quản lý cần thường xuyên tiến hành bảo trì thang máy từ 1 tới 2 lần mỗi tháng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Thường xuyên kiểm tra và theo dõi, lên kế hoạch bảo hành bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy trong toà nhà như đầu phun, bơm phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy, tủ điều khiển.
+ Kiểm tra và lên kế hoạch bảo trì hệ thống điều hoà trung tâm, hệ thống phần mềm quản lý toà nhà để đảm bảo mọi trang thiết bị kỹ thuật đều vận hành ổn định.
Mỗi một hệ thống cần theo dõi bảo trì và lên lịch trình bảo dưỡng, ban quản lý toà nhà cần lập kế hoạch bảo trì chi tiết theo từng tháng, quý, năm cho mỗi thiết bị, đồng thời theo dõi chặt chẽ quá trình bảo trì hệ thống trên phần mềm.
Dùng phần mềm để quản lý kỹ thuật trong toà nhà chặt chẽ hơn
Muốn quản lý kỹ thuật trong toà nhà chặt chẽ và hiệu quả nhất, ban quản lý tốt hơn hết cần dùng phần mềm như phần mềm quản lý toà nhà Landsoft Building để thắt chặt quản lý vận hành dự án. Trong đó, phần mềm sẽ giúp người dùng ghi nhận và lưu trữ lịch sử bảo trì cùng sửa chữa trang thiết bị, đồng thời cảnh báo cho người dùng khi đến hạn cần bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật.
Nhờ dùng phần mềm quản lý toà nhà Landsoft Building, ban quản lý có thể theo dõi và quản lý tình trạng của từng trang thiết bị kỹ thuật toà nhà theo thời gian thực, từ đó tối ưu quản lý hệ thống kỹ thuật toà nhà chặt chẽ hơn.
Cần kiểm tra hàng ngày và checklist kỹ thuật khi quản lý kỹ thuật trong toà nhà
Để quản lý kỹ thuật trong toà nhà hiệu quả hơn, bộ phận kỹ thuật của toà nhà phải thường xuyên lên kịch kiểm tra từng trang thiết bị kỹ thuật theo ca và theo ngày. Trong đó, nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra điện áp, rò rỉ, nhiệt độ cùng âm thanh bất thường của từng thiết bị kỹ thuật, từ đó chẩn đoán tình trạng thiết bị và lên kế hoạch bảo trì chi tiết.
Tốt nhất, bộ phận kỹ thuật cần phải có biểu mẫu kiểm tra mỗi ngày hoặc mỗi tuần theo từng thiết bị, ghi chú tình trạng cùng sự cố của từng trang thiết bị và thao tác xử lý, qua đó đảm bảo thắt chặt quản lý kỹ thuật cho toà nhà hiệu quả hơn.
Cần đảm bảo nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kỹ thuật toà nhà
Muốn quản lý kỹ thuật trong toà nhà hiệu quả, ban quản lý phải đảm bảo được trình độ và nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kỹ thuật toà nhà. Trong đó nhân viên kỹ thuật phải có chứng chỉ phù hợp với từng trang thiết bị toà nhà như chứng chỉ về điện, phòng cháy chữa cháy, thang máy, hệ thống điện lạnh… đồng thời, nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo định kỳ về cách vận hành thiết bị theo chuẩn của nhà sản xuất, có thể phản ứng nhanh khi có sự cố như cháy nổ, rò rỉ nước, mất điện,….
Nếu toà nhà không có nhân viên kỹ thuật chuyên môn, ban quản lý có thể hợp tác định kỳ với đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo được cung cấp dịch vụ bảo trì toàn diện. Nhất là với các thiết bị phức tạp như máy phát điện, thang máy, hệ thống phần mềm quản lý toà nhà,… đều phải có hợp đồng hợp tác với đơn vị chuyên môn để được bảo trì định kỳ, kiểm tra thường xuyên cũng như hỗ trợ tối đa khi có sự cố phát sinh.