Theo thống kê, mặc dù lượng hàng tồn kho cũ của các doanh nghiệp bất động sản đã giảm, tuy nhiên lượng dự án mới lại ồ ạt tung ra khiến cho các giao dịch cũ bị trì trệ, các giao dịch mới lại tăng làm cho lượng bất động sản tồn kho gia tăng mạnh.
Khó khăn của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường có lượng hàng tồn kho cao hơn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác vì vòng xoay vốn trong bất động sản khá chậm. Một dự án có thể phải làm từ 3 đến 5 năm, có thể kéo dài hàng chục năm. Ngoài ra, bị ảnh hưởng bởi đặc thù của ngành nên nhiều dự án đã bán nhưng vẫn không được hoạch toán doanh thu, dẫn đến hàng tồn kho vẫn hiện trên báo cáo tài chính.
Nhiều doanh nghiệp không khỏi giật mình khi nhìn vào báo cáo tài chính về khoản hàng tồn kho của mình. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu tư dàn trải với rất nhiều dự án không khả thi, dẫn đến khi bán hàng gặp nhiều khó khăn.
Nếu bạn mong muốn xoay vòng vốn bằng việc giải quyết hàng tồn kho bất động sản, hãy đến với các bí mật được bật mí trong cuốn ebook sau:
Nguyên nhân từ đâu
Có thể nói, việc phát triển bất động sản không theo quy hoạch, không có kế hoạch, không đi theo nhu cầu của thị trường và nguồn nhân lực hiện có để thực hiện. Công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập, nhiều dự án mới chỉ chú trọng đến mở rộng quy mô mà không tập trung nâng cao chất lượng dự án dẫn đến tồn đọng, trì trệ dự án do không bán được.
Hệ thống định chế tài chính bất động sản vẫn chưa được hoàn thiện, thiếu nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản gây khó khăn cho nhà đầu tư và người dân. Nguồn vốn vay đầu tư bất động sản chủ yếu từ ngân hàng và huy động của người dân có nhu cầu. Thị trường thiếu các định chế phi ngân hàng như quỹ hỗ trợ tín dụng bất động sản, quỹ đầu tư bất động sản, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn vốn vay bất động sản. Thủ tục vay vốn còn phức tạp dẫn đến hạn chế tính thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách thu thuế, phí liên quan đến bất động sản vẫn chưa minh bạch, phương pháp tính thuế, thủ tục nộp thuế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho người dân.
Đa số các nhà đầu tư mới chỉ chú trọng đến doanh thu, các sản phẩm có lợi nhuận cao mà chưa quan tâm đang các sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nhu cầu về căn hộ giá rẻ đánh vào người có thu nhập trung bình, dẫn đến tình trạng lệch pha về cung-cầu trong thị trường, dư thừa nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở bình dân.
Giải quyết hàng tồn bằng M&A
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp bất động sản đang tìm mọi cách để tự cứu lấy mình. Việc chuyển nhượng các dự án giữa các doanh nghiệp khá hiểu quả khi làm sống lại các dự đã “đắp chiếu” nhiều năm. Do đó, xu thế M&A sẽ được áp dụng nhiều trong thời gian tới. Trước đó, HOREA cũng dự báo về xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu và các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh trong năm 2017.
Cụ thể, tập đoàn bất động sản Đất Xanh đã thành công nhờ M&A các dự án lớn, công bố mức lãi khủng vào quý I/2017 gấp 6 lần năm 2016. Doanh thu của Đất Xanh đạt 586 tỷ đồng, tăng 86%, không những doanh thu tăng mà biên lợi nhuận cũng tăng theo, lên gần 50% sao với 32% của năm ngoái. Nhờ đó, quý I/2017 Đất xanh đạt 256 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với cùng kỳ.
Theo thống kê, doanh thu đạt được là đến từ dự án Luxcity cùng với các dự án đầu tư thứ cấp và sự tăng trưởng trong hoạt động môi giới bất động sản. Trong đó, dịch vụ môi giới tăng gấp 3 lần so với quý I/2016.
Hoạt động M&A cho thấy Đất Xanh đã giảm được một lượng lớn hàng tồn kho từ Luxcity. Đến cuối quý I năm nay, tồn kho của Luxcity chỉ còn 37,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính lại âm 425 tỷ đồng do các khoản phải thu khá cao.
Qua đó cho thấy, bài toán hàng tồn kho đã được giải quyết bằng hình thức M&A, tuy không triệt để nhưng cũng góp phần làm giảm lượng bất động sản cũ của doanh nghiệp. Trong tương lai, xu hướng này sẽ còn phát triển và mang lại cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không ít thuận lợi.