Mới đây thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến nhằm ban hành quy định riêng về quản lý nhà chung cư. Những quy định mới được ban hành để hạn chế những bất cập trong công tác quản lý nhà chung cư của chủ đầu tư hay ban quản trị tòa nhà.
Đọc thêm:
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà chung cư chuyên nghiệp hơn ?
Landsoft Control tích hợp tính năng Marketing Zalo nâng cao hiệu quả chăm sóc cư dân và khách hàng
Tìm hiểu thêm về thủ tục thành lập ban quản trị nhà chung cư
Cuối năm 2019 vừa rồi, trong hội thảo về quản lý vận hành và sử dụng nhà chung cư, phó giám đốc sở Xây Dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng đã giải thích rõ lý do thành phố Hà Nội phải xây dựng quy chế quản lý nhà chung cư riêng.
Lý do khiến Hà Nội phải xây dựng quy chế quản lý nhà chung cư riêng
Trước khi Luật Nhà Ở có hiệu thực thì thường việc quản lý vận hành nhà chung cư đều được bàn giao lại cho chủ đầu tư, kinh phí quản lý vận hành tòa nhà được lấy từ việc kinh doanh trên tầng một. Tuy nhiên mô hình quản lý này lại tồn đọng rất nhiều khiếm khuyết bởi sự độc quyền của chủ đầu tư.
Cho tới khi Luật Nhà Ở bắt đầu có hiệu lực, Bộ Xây Dựng đã ban hành ra quy định quản lý vận hành nhà chung cư, trong đó tòa nhà buộc phải có ban quản trị và phải có 2% quỹ bảo trì tòa nhà. Nhưng đây cũng là quy định còn tồn đọng nhiều bất cập dẫn tới tranh chấp và mâu thuẫn trong quá trình thành lập ban quản trị, tranh chấp về diện tích chung, diện tích riêng và quỹ bảo trì.
Theo như phân tích của ông Nguyễn Chí Dũng thì thường tòa nhà khi đã thành lập ban quản trị, chủ đầu tư buộc phải bàn giao hết những hồ sơ liên quan, nhưng nhiều chủ đầu tư lại chây ỳ và bàn giao rất chậm, tòa nhà xây không đúng hồ sơ, xây dựng sai phép hoặc không đủ giấy phép.
Trong việc bàn giao diện tích chung, riêng của tòa nhà cũng đã được pháp luật quy định rõ ràng, nhưng vẫn có không ít người mua nhà bởi vì không đọc kỹ hợp đồng nên sau khi lấy nhà về vẫn nảy sinh khiếu kiện.
Thậm chí với những tòa nhà đã thành lập được ban quản trị vẫn không tránh khỏi tình trạng tranh chấp liên quan tới 2% quỹ bảo trì tòa nhà.
Trong thời gian chưa thành lập Ban quản trị, chủ đầu tư quản lý, vận hành tòa nhà và họ sử dụng quỹ bảo trì chi trả. Sau khi Ban quản trị được thành lập, chủ đầu tư bàn giao quỹ nhưng hai bên không thống nhất việc quyết toán số tiền chủ đầu tư đã chi, từ đó nảy sinh khiếu kiện.
Theo ông Dũng, một số cư dân các chung cư đề xuất chính quyền cưỡng chế, nhưng sở, ngành thành phố cũng không có cơ sở số liệu để thực hiện. Ngoài ra, có chủ đầu tư sử dụng quỹ bảo trì vào việc khác, hay tài khoản không có tiền. Sở phải mời bộ, ngành liên quan hỗ trợ giải quyết nhưng chưa dứt điểm.
Quy chế quản lý nhà chung cư riêng có gì đổi mới?
Để hạn chế tình trạng tranh chấp và mâu thuẫn nhà chung cư, quy định mới cũng hướng về việc giao cho doanh nghiệp hoặc ban quản lý của nhà nước đảm nhiệm việc quản lý vận hành và sử dụng nhà chung cư, trong đó có sự tham gia của ban quản trị, chủ đầu tư lẫn cơ quan quản lý địa phương.
Ngoài ra thành phố cũng phải đưa ra những quy định rõ hơn về việc sở hữu và sử dụng diện tích chung trong nhà chung cư, và phải có giải pháp hữu hiệu để quản lý quỹ bảo trì.
Ngoài ra việc quản lý vận hành nhà chung cư cũng phải quy hoạch rõ ràng, bởi chung cư không chỉ bao hàm không gian bên trong ngôi nhà mà còn không gian xung quanh, vì vậy những ranh giới xung quanh nhà chung cư cũng phải được xác định rõ trong quy hoạch tổng thể mặt bằng nhằm tránh tình trạng tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân.
Tính tới thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội có gần 1000 chung cư thương mại đã được đưa vào sử dụng, nhưng có không ít tòa nhà chung cư vẫn đang trong tình trạng tranh chấp và mâu thuẫn liên quan tới quỹ bảo trì tòa nhà, tranh chấp với chủ đầu tư hay những tranh chấp về dịch vụ quản lý vận hành.
Chủ đầu tư và ban quản trị cần làm gì?
Đứng trước tình trạng này, chủ đầu tư và ban quản trị nhà chung cư càng cần nâng cao dịch vụ quản lý tòa nhà, trong đó việc tận dụng các nền tảng công nghệ phần mềm vào quản lý vận hành tòa nhà là phương án không thể thiếu.
Phần mềm được xem là giải pháp ưu việt được ứng dụng rộng rãi trên hàng trăm tòa nhà lớn khắp cả nước, được tích hợp đầy đủ các nghiệp vụ quản lý vận hành tòa nhà toàn diện, xây dựng chuyên biệt theo đặc thù vận hành của từng tòa nhà, giúp ban quản trị có thể kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động quản lý vận hành hiệu quả hơn.
Ngoài ra Landsoft Control còn giúp ban quản trị minh bạch hoạt động quản trị tốt hơn, giám sát quy trình quản lý và bảo trì tòa nhà chặt chẽ, hạn chế tối đa tranh chấp và mâu thuẫn với cư dân.
Hệ thống cũng giúp ban quản trị theo dõi được các dịch vụ tiện ích trong tòa nhà và báo cáo rõ ràng, chi tiết. Landsoft Control còn tích hợp với App Vime không chỉ giúp ban quản trị theo dõi được quá trình vận hành tòa nhà mọi lúc mọi nơi mà còn nâng cao tương tác với cư dân chặt chẽ, đảm bảo sự hài lòng của cư dân tốt nhất.