fbpx

Làm cách nào để sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác mà không bị thất thoát ?

Làm cách nào để sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác mà không bị thất thoát ?

Phí bảo trì chung cư là khoản tiền khổng lồ dễ thất thoát và gây tranh chấp trong quá trình quản lý, vì vậy làm sao để quản lý và sử dụng phí bảo trì chung cư khoa học không chỉ là bài toán gây đau đầu của ban quản lý cùng ban quản trị tòa nhà mà còn là tiêu chí quan tâm hàng đầu của các cư dân.

Vậy làm thế nào để đảm bảo phí bảo trì chung cư được sử dụng chính xác, hiệu quả mà không bị thất thoát ? Cùng Landsoft tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Phí bảo trì chung cư được sử dụng như thế nào ?

Theo như Luật Nhà Ở và luật Xây Dựng cũng đã quy định rõ ràng về công tác bảo trì nhà chung cư, trong đó khoản tiền phí bảo trì nhà chung cư là số tiền nhằm đảm bảo chất lượng công trình và sự an toàn của cư dân.

Điều này cho thấy việc đóng 2% phí bảo trì là số tiền cần thiết, đây cũng là nguồn tài chính thiết yếu để thực hiện các công tác bảo trì tòa nhà chung cư khoa học và tiết kiệm hơn. Trong đó quy trình bảo trì chung cư cũng được cơ quan có thảm quyền phê duyệt và theo kế hoạch hàng năm của hội nghị nhà chung cư nếu có sự cố bất ngờ nào có thể xảy ra.

Làm cách nào để sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác mà không bị thất thoát ?

Tuy nhiên trên thực tế số tiền 2% phí bảo trì đóng khi người dân được nhận bàn giao nhà đang được xem là quy định tạo thêm gánh nặng không nhỏ cho người mua nhà, bởi tại thời điểm đóng phí bảo trì thì nhà thầu thi công vẫn còn trách nhiệm bảo hành nhà chung cư.

Ngoài ra còn một vấn đề khác cũng cần được xem xét, đó là khi quỹ bảo trì chung cư 2% rồi cũng sẽ được sử dụng hết trong khoảng 15-20 năm. Sau đó, theo quy định của pháp luật thì các chủ sở hữu chung cư sẽ tiếp tục bỏ tiền bảo trì chung cư để đảm bảo an toàn và chất lượng sống. Nhưng việc huy động tiền của các hộ dân chắc chắn rất khó. Điển hình là 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 tại TP.HCM, hiện nay, Nhà nước đang dùng ngân sách để thực hiện công tác bảo trì chung cư và đang thực hiện Chương trình cải tạo, xây dựng lại để tái định cư cho các hộ dân.

2. Người mua nhà đóng 2% phí bảo trì chia đều cho 60 tháng

Để hạn chế được gánh nặng cho người mua nhà cũng như đảm bảo phí bảo trì chung cư hạn chế tối đa tình trạng thất thoát và tranh chấp với chủ đầu tư, nhiều kiến nghị đưa ra cho rằng người mua nhà khi đóng 2% phí bảo trì tại thời điểm hội nghị nhà chung cư đã bầu ban quản trị thay vì đóng trực tiếp cho chủ đầu tư sẽ giảm thiểu tình trạng tranh chấp tốt hơn.

 Theo đó số tiền 2% phí bảo trì nhà chung cư cũng không trực tiếp nộp để tránh tạo áp lực cho người mua nhà, thay vào đó số tiền này nên được đóng dần trong 60 tháng và trực tiếp nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của ban quản trị nhà chung cư là khoa học nhất.

Ngoài ra hiệp hội bất động sản cũng kiến nghị nên xây dựng cơ chế rõ ràng nhằm hỗ trợ ban quản trị có thể quản lý và sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác và khoa học hơn, điều này cũng giúp việc huy động thêm kinh phí bảo trì sau thời gian kinh phí bảo trì ban đầu được sử dụng hết dễ dàng và hiệu quả hơn, vừa hạn chế tranh chấp lại bảo vệ tối đa quyền lợi của cư dân trong tòa nhà.

3. Sử dụng phí bảo trì dưới sự giám sát chặt chẽ, đảm bảo minh bạch

Làm cách nào để sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác mà không bị thất thoát ?

Tất nhiên để quản lý sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác và khoa học, hạn chế tối đa tình trạng tranh chấp chung cư thì ban quản trị cũng có thể không trực tiếp đứng ra thu phí bảo trì, thay vào đó phí bảo trì có thể do công ty dịch vụ công ích thu và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư trên địa bàn dưới sự giám sát chặt chẽ của ban quản trị, công khai và minh bạch toàn bộ khoản tiền phí bảo trì nhà chung cư.

Tuy nhiên phương án giải quyết này cũng có nhược điểm nhất định là do cơ chế vận hành của nhà nước khá phức tạp và rườm rà, nhưng nếu dùng phương án này để quản lý phí bảo trì chung cư cũng sẽ đảm bảo có thể  thực hiện công tác bảo trì suốt vòng đời tuổi thọ của nhà chung cư. Bởi lẽ, sau khi đã hết kinh phí bảo trì, nếu không huy động được thêm kinh phí bảo trì, thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo trì nhà chung cư như Nhà nước đã làm hiện nay.

Chính hiệp hội bất động sản cũng kiến nghị các tòa nhà để hạn chế tranh chấp chung cư bùng phát cũng cần phải có giải pháp quản lý phí bảo trì khoa học, trong đó có không ít các tòa nhà lớn đã được ban quản lý, chủ đầu tư ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào quản lý vận hành tòa nhà, sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control để tối ưu quản lý vận hành tòa nhà khoa học, quản lý phí bảo trì chung cư minh bạch rõ ràng hơn.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý quỹ bảo trì cũng đảm bảo phương thức quản lý và sử dụng quỹ bảo trì hợp lý hơn, cam kết  kinh phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng để sửa chữa, bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, bao gồm: hệ thống kết cấu chịu lực (khung, cột, sàn, mái, sân thượng, tường chịu lực), tường bao ngôi nhà, hành lang, cầu thang bộ, đường thoát hiểm.

Làm cách nào để sử dụng phí bảo trì chung cư chính xác mà không bị thất thoát ?
Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button