Trong vài năm đổ lại đây tình trạng tranh chấp chung cư không ngừng bùng nổ, điều này không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của đơn vị quản lý vận hành mà còn phần nào ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư, gây ra những tác động xấu không nhỏ tới thị trường căn hộ.
Đặc biệt những khiếu kiện như không bầu ban quản trị, chiếm dụng quỹ bảo trì, chung cư bị siết nợ, chậm làm sổ hồng… đều là những tác nhân không nhỏ khiến không ít khách hàng khi có ý định mua căn hộ đều phải “chùn chân” và cân nhắc kỹ càng hơn.
Đứng trước thực trạng này chủ đầu tư phải làm gì để giải quyết được tình trạng trên ? Cùng Landsoft tìm kiếm giải pháp qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thực trạng tranh chấp chung cư xảy ra mạnh mẽ và kéo dài
Theo như nghiên cứu của hiệp hội bất động sản thành phố HCM cho thấy, trong báo cáo mới nhất về thực trạng tranh chấp chung cư hiện nay thì số lượng căn hộ chung cư đang chiếm tới 8,4% tổng số nhà ở của thành phố với 1.367 dự án, có tổng diện tích sàn xây dựng là 10,6 triệu m2. Trong bố cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, loại hình nhà chung cư được dự đoán vẫn sẽ tiếp tăng cao.
Tỷ trọng căn hộ chung cư trong tổng số nhà ở xây mới tại Tp.HCM kể từ 5 năm trở lại đây chiếm tới 24,6%, trong khi ở các giai đoạn trước, tỷ lệ này chỉ trong khoảng 3-10%.
Nhưng chính vì nguồn cung nhà chung cư đang ngày càng tăng trưởng mạnh cũng khiến thực trạng tranh chấp chung cư bùng nổ thường xuyên hơn và kéo dài, thậm chí việc tìm ra hướng xử lý dứt điểm cũng vô cùng khó khăn.
Cho tới hiện tại ở HCM số lượng chung cư đang có tranh chấp ở mức độ khác nhau lên tới 105 tòa nhà, trong đó diễn biến tranh chấp ngày càng đi theo chiều hướng tiêu cực và tác động xấu tới thị trường căn hộ tại đây.
2. Ngân hàng siết nợ , hội nghị nhà chung cư chậm tổ chức dễ gây ra tranh chấp
Có không ít dự án tòa nhà chung cư chủ đầu tư dùng chính dự án làm tài sản thế chấp cho ngân hàng nhưng không thông báo cho người mua, vì vậy tới khi đến hạn thanh toán và ngân hàng thông báo siết nợ khách mua nhà mới biết dẫn tới tình trạng tranh chấp chung cư bùng nổ. Những loạt tranh chấp chung cư này gây tác động xấu cực lớn tới thị trường căn hộ chung cư ở T.P HCM trong thời điểm hiện tại.
Thậm chí ở một số chung cư còn xuất hiện tình trạng chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, ban quản trị tòa nhà chưa được bầu ra khiến việc quản lý vận hành tòa nhà gặp khúc mắc. Điều này cũng là những tác nhân không nhỏ gây ra tranh chấp chung cư khi chủ đầu tư quản lý vận hành tòa nhà, tự quản lý và sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư và khai thác phần diện tích sở hữu chung.
3. Tranh chấp chung cư về quỹ bảo trì và dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà
Những tranh chấp về quỹ bảo trì tòa nhà chung cư cùng với dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà cũng thường xuyên xảy ra tại nhiều tòa nhà trên địa bàn HCM.
Đặc biệt khoản tiền quỹ bảo trì tòa nhà khi được sử dụng không công khai minh bạch, không có sự quản lý rõ ràng hoặc chủ đầu tư trì hoãn tiền quỹ bảo trì tòa nhà cũng khiến không ít cư dân khúc mắc và tranh chấp chung cư cũng dần nảy sinh tới chiều hướng tiêu cực hơn.
Ngoài ra những tranh chấp xoay quanh các vấn đề thu phí quản lý vận hành tòa nhà , những khiếu nại liên quan tới chất lượng dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà cũng khiến tranh chấp chung cư dễ dàng bùng nổ và phát sinh. Chưa kể việc công khai thu chi trong quản lý vận hành nhà chung cư không được minh bạch và rõ ràng càng khiến cho ban quản lý đau đầu lẫn cư dân trong tòa nhà không hài lòng, từ đó bùng nổ tranh chấp chung cư không có điểm dừng.
4. Tranh chấp liên quan đến việc chậm giao căn hộ và sổ hồng
Trong vài năm trở lại đây, việc chủ đầu tư bàn giao nhà không đúng cam kết tiến độ có phần giảm đáng kể. Song, số dự án chậm giao “sổ đỏ” cho cư dân lại tăng lên, thậm chí, còn kéo dài trong nhiều năm. Vì không có đủ chế tài mạnh để thúc đẩy chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ nên cư dân thường bị rơi vào cảnh bế tắc trong cuộc chiến đòi chủ quyền nhà.
Các chuyên gia nghiên cứu bất động sản cũng cho rằng, hiện hệ thống pháp luật chưa đưa ra được chế tài kịp thời và hiệu quả nên đã dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ trong tranh chấp nhà chung cư. Quy định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành không có các điều khoản về việc chế tài, xử phạt đối với những hành vi vi phạm của các chủ đầu tư. Tâm lý người mua nhà cũng như thị trường căn hộ tại Tp.HCM đã ít nhiều chịu tác động xấu từ thực trạng này.
Tuy nhiên dù tranh chấp chung cư vì lý do nào thì chủ đầu tư cũng cần phải có giải pháp xử lý dứt điểm để xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín trong lòng cư dân và khách hàng. Để làm được điều này giải pháp tốt nhất là chủ đầu tư cần tối ưu quản lý tòa nhà chung cư toàn diện và hiệu quả với phần mềm Landsoft Control.
Sử dụng phần mềm Landsoft Control giúp chủ đầu tư cùng ban quản lý có thể minh bạch hóa toàn bộ hoạt động thu – chi trong quản lý vận hành, quản lý sổ quỹ của tòa nhà chi tiết và rõ ràng, quản lý, theo dõi những vi phạm hay thắc mắc của cư dân liên quan tới dịch vụ của tòa nhà, chức năng gửi email, SMS nhắc lịch bảo trì, sửa chữa cho ban quản lý và lịch nhắc đến hạn công nợ, hết hạn hợp đồng cho khách trong tòa nhà, từ đó tối ưu hoạt động quản lý vận hành chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.