fbpx

Quỹ bảo trì tòa nhà – Miếng bánh ngon bị nhiều bên “sâu xé”

So với trước đây các tòa nhà chung cư chỉ có vài chục tới vài trăm căn hộ thì ngày nay một tòa nhà chung cư số căn hộ có thể lên tới hàng nghìn, hoặc hàng chục nghìn. Tất nhiên kéo theo số lượng căn hộ chung cư tăng cao thì số tiền quỹ bảo trì tòa nhà chung cư cũng là con số khổng lồ. Đây dường như trở thành một “miếng bánh ngon” béo bở bị nhiều bên nhòm ngó.

1. Những khúc mắc xoay quanh vấn đề bàn giao quỹ bảo trì tòa nhà

Chủ đầu tư trì hoãn thời gian trả quỹ bảo trì được xem là một trong những nguyên nhân nổi bật gây ra tranh chấp chung cư hiện nay, trong đó tại Hà Nội cũng có hàng loạt các chung cư nổ ra tranh  chấp chung cư liên quan tới quỹ bảo trì như chung cư Hateco Hoàng Mai, Star City 81 Lê Văn Lương, 310 Minh Khai, Hồ Gươm Plaza… Còn tại TP.HCM có dự án Hoàng Anh River View, chung cư Khánh Hội 2, chung cư The Morning Star, chung cư Investco-Babylon, New Sài Gòn…

Việc tranh chấp về quỹ bảo trì chung cư kéo dài khiến cơ sở hạ tầng chung cư tời thời gian bảo trì, bảo dưỡng hay sửa chữa nhưng không có đủ quỹ bảo trì để thực hiện, từ đó gây thiệt hại tới chung cư cũng như cuộc sống của cư dân, khách hàng tại các tòa nhà.

Việc trì hoãn quỹ bảo trì chung cư một phần do nhiều tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa tổ chức hội nghị cư dân lần đầu, chưa kịp thành lập ban quản trị nhà chung cư. Trong đó những tranh chấp về quỹ bảo trì chung cư chủ yếu do cư dân, chủ đầu tư cùng ban quản trị khi thành lập ban quản trị nhà chung cư không rõ ràng, không quyết liệt trong vấn đề bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư.

Trên thực tế, nhiều tòa nhà hiện nay không dùng quỹ bảo trì do chủ đầu tư chây ì bàn giao quỹ. Mặt khác, nhiều chung cư dù đã bàn giao cho ban quản trị nhưng quỹ này cũng không được sử dụng hiệu quả khiến tòa nhà bị xuống cấp, gây mất an toàn và cũng dẫn đến tranh chấp.

Về việc chậm bàn giao quỹ bảo trì cũng có thể do ban quản trị tòa nhà chưa được thành lập nên chủ đầu tư chưa chính thức bàn giao, nhưng cũng có thể do ban quản trị sử dụng số tiền quỹ bảo trì không đúng mục đích, không thống nhất được số tiền quỹ bảo trì hoặc những vấn đề vướng mắc khác khiến việc bàn giao quỹ bảo trì trở nên chậm trễ.

2. Ban quản trị tòa nhà bị nghi ngờ hoạt động mập mờ với quỹ bảo trì

Trong tình huống khác, nhiều tòa nhà thành lập ban quản trị tòa nhà nhưng lại bị nghi ngờ thành lập không đúng quy định, hoạt động mập mờ nhằm chiếm dụng quỹ bảo trì, trong đó nổi bật là tại chung cư Văn Phú Victoria (Hà Đông) đã xảy ra tranh chấp chung cư do cư dân phản đối ban quản trị tòa nhà sử dụng quỹ bảo trì không công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó người dân tại đây còn phản ánh việc ban quản trị tự ý quyết định chọn đơn vị quản lý vận hành tòa nhà mà không lấy ý kiến cư dân, các chứng từ thu chi cũng không được minh bạch, công khai gây bất mãn và tranh chấp chung cư.

Việc mập mờ về quỹ bảo trì chung cư khiến toàn bộ chi phí bảo trì của tòa nhà không được sử dụng đúng mục đích, hoặc không được rõ ràng dẫn tới việc bảo trì, bảo dưỡng các hạng mục tòa nhà không thực hiện được và gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cư dân, khách hàng tại tòa nhà.

Trong đó nguyên nhân sâu xa của việc mập mờ trong quỹ bảo trì tòa nhà một phần do cư dân bầu ra ban quản trị chưa mạnh, chưa đủ hiểu biết pháp luật để đấu tranh cho quyền lợi của mình, hoặc do ban quản trị lẫn ban quản lý tòa nhà, chủ đầu tư chưa có được phương pháp quản lý vận hành tòa nhà tối ưu, không minh bạch công khai vấn đề sử dụng quỹ bảo trì khiến vấn đề tranh chấp chung cư dễ dàng nổ ra.

3. Tối ưu quản lý quỹ bảo trì bằng phần mềm quản lý tòa nhà

Để giải quyết triệt để những vấn đề khúc mắc xoay quanh quỹ bảo trì tòa nhà, chung cư thì giải pháp tối ưu là chủ đầu tư, ban quản trị hoặc ban quản lý tòa nhà nên ứng dụng công nghệ vào quản lý bằng cách sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control nhằm tối ưu công tác bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà và minh bạch quỹ bảo trì với các bên để tránh xung đột, tranh chấp có thể xảy ra.

Việc sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control sẽ đảm bảo được tính công khai và rõ ràng trong việc sử dụng quỹ bảo trì, từ đó tránh việc mập mờ trong sử dụng và bàn giao quỹ bảo trì tòa nhà giữa các bên, đảm bảo quỹ bảo trì tòa nhà có thể sử dụng đúng mục đích chung của tòa nhà.

Mặc dù quỹ bảo trì chung cư chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng giá trị căn hộ, nhưng với số lượng căn hộ lên tới hàng nghìn hay hàng chục nghìn thì số tiền này vẫn là một sự cám dỗ không nhỏ, có thể khiến chủ đầu tư mượn dùng cho kinh doanh bất động sản khi thiếu vốn, hoặc có thể khiến ban quản trị dễ bị “cám dỗ” chiếm dụng dù có minh bạch cỡ nào.

Chính vì vậy việc sử dụng phần mềm quản lý tòa nhà Landsoft Control để quản lý quỹ bảo trì tòa nhà rõ ràng, minh bạch, công khai sẽ đảm bảo được số tiền quỹ bảo trì được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo tối ưu quyền lợi của các bên.

Quỹ bảo trì tòa nhà – Miếng bánh ngon bị nhiều bên “sâu xé”
Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Call Now Button