fbpx

Tín dụng bất động sản ngày càng bị siết chặt trong năm 2019 – Doanh nghiệp phải làm gì ?

Nhiều chuyên gia nghiên cứu bất động sản đang cho rằng việc ngày càng siết chặt tín dụng bất động sản của ngân hàng nhà nước sẽ tạo thành cú sốc cho thị trường bất động sản, nhất là từ thời điểm đầu năm 2019 tới nay tín dụng ngày càng siết chặt chẽ hơn, khiến thị trường bất động sản càng thêm khó khăn từ nhiều phía.

Đứng trước tình trạng siết chặt tín dụng bất động sản, các doanh nghiệp cùng chủ đầu tư phải làm gì để giải quyết ? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Tín dụng bất động sản ngày càng siết chặt từ năm 2019

Từ đầu năm 2019 tới nay tín dụng bất động sản ngày càng có dấu hiệu siết chặt, điều này đã tạo thành cú sốc không nhỏ cho thị trường bất động sản vốn đã gặp khó khăn từ nhiều phía.

Mới đây  Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra đề xuất, nâng hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng lên thành 150%. Việc sửa quy định theo cơ quan này nhằm mục đích hạn chế tín dụng vào phân khúc bất động sản cao cấp.

Tuy nhiên những quy định mới về siết chặt tín dụng bất động sản đã khiến không ít chuyên gia cùng các doanh nghiệp lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thị trường bất động sản vốn đang gặp nhiều khó khăn và có dấu hiệu chứng lại.

Tín dụng bất động sản ngày càng bị siết chặt trong năm 2019 – Doanh nghiệp phải làm gì ?

Các chuyên gia bất động sản cũng đưa ra đánh giá rằng  sự tác động từ nhiều lý do khác nhau rất có thể sẽ khiến cho thị trường địa ốc năm 2019 phải đối đầu với không ít khó khăn. Trước tiên là yêu cầu rà soát dự án từ phía Kiểm toán Nhà nước hoặc các cơ quan thanh tra. Với quyết định này, ngay cả những dự án đã thực hiện xong, đã được cơ quan quản lý chấp thuận cho làm cũng sẽ bị lật lại. Tiến độ của một số dự án tại các thành phố lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chủ trương này.

Trong đó thị trường địa ốc đang ngày càng có dấu hiệu chứng lại cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới các ngành công nghiệp khác phát triển như vật liệu, nội thất, sắt thép, xi măng…. Dẫn tới gây ra  tác động không nhỏ đến cả quá trình tăng trưởng GDP chung. Tiếp theo là khả năng điều chỉnh tăng khung giá đất tại một số tỉnh, thành cũng sẽ khiến cho giá đất tăng, gây khó cho thị trường.

2. Cần làm thế nào khi thị trường bất động sản “chao đảo” do tín dụng ?

Bất động sản là lĩnh vực quan trọng, đóng góp lớn cho GDP. Tuy nhiên, chúng ta cầm một con dao sắc nhưng nếu không cẩn thận thì dễ đứt tay. Nếu chính sách vận dụng tốt thì lĩnh vực này sẽ thúc đẩy GDP nhưng không khéo thì dẫn đến thị trường phát triển quá nóng. Ngược lại, nếu để lạnh quá lại khiến GDP tụt, không đạt được tốt độ tăng trưởng. Chính vì vậy để phát triển ổn định thị trường bất động sản thì phía chính phủ cũng cần sự điều tiết và phối kết giữa các bộ, ngành với nhau trong việc sử dụng các công cụ quản lý để tạo ổn định cho sự phát triển, tránh những chính sách bất thường khiến thị trường lúc nóng lúc lạnh…

Ngoài ra cũng có một vài thách thức ở thị trường địa ốc cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bất động sản trong nước, bao gồm sự thiếu ổn định, khó đoán về chính sách, đơn cử như việc áp dụng “hồi tố” với một số trường hợp trong thời gian gần đây đã khiến doanh nghiệp địa ốc phải đối diện với không ít rủi ro, thách thức, thậm chí, có thể phá sản. Tác động của chính sách cũng làm giảm quy mô thị trường, nguồn cung dự án sụt giảm, có thể khiến giá nhà ở bị đẩy lên cao do cung không đáp ứng đủ cầu.

Chúng ta có thể trực tiếp nhìn thấy quy mô thị trường bất động sản tại thành phố HCM từ tháng 3/2017 đến nay bị sụt giảm liên tục. Cụ thể, năm 2018 giảm 34% so với năm 2017; số lượng dự án được Sở Xây dựng phê duyệt trong quý 1/2019 giảm đến 67%. Nghiên cứu của Savills cũng cho biết, số lượng căn hộ giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách giảm khoảng 70%.

Tín dụng bất động sản ngày càng bị siết chặt trong năm 2019 – Doanh nghiệp phải làm gì ?

Chính vì vậy hiệp hội bất động sản cũng cho thấy việc siết tín dụng với bất động sản rất có thể sẽ khiến thị trường rơi vào thế chao đảo và làm giảm nguồn thu ngân sách.

3. Doanh nghiệp cần làm gì khi tín dụng bất động sản siết chặt ?

Đứng trước tình hình trên để phát triển ổn định thị trường bất động sản thì các doanh nghiệp cùng chủ đầu tư lớn cần tích cực phát triển các phân khúc bất động sản giá rẻ hơn để có thể đáp ứng được nguồn cung, phát triển ổn định phân khúc nhà ở cao cấp bởi phân khúc này hiện đang tạo được sức hút đối với đối tượng khách hàng là người nước ngoài vốn đang ngày càng gia tăng trong xu hướng hội nhập.

Ngoài ra khi đầu tư các dự án bất động sản, doanh nghiệp cùng chủ đầu tư cũng cần phải đặt mục tiêu tạo ra không gian sống chất lượng, đảm bảo về cơ sở hạ tầng, tiện ích nhằm phục vụ tốt nhu cầu của bộ phận khách hàng có thu nhập cao, trong đó, có người nước ngoài.

Ngoài ra chủ đầu tư cùng doanh nghiệp cũng cần phải có giải pháp tối ưu quản lý dự án bất động sản chuyên nghiệp hơn với phần mềm Landsoft nhằm tăng cường quản lý dự án bất động sản toàn diện, gia tăng tính thanh khoản cho dự án bất động sản và quản lý tài chính chặt chẽ, đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong điều kiện tín dụng ngày càng siết chặt như hiện nay.

Rate this post

LANDSOFT SOLUTIONS

Các giải pháp quản lý kinh doanh và vận hành bất động sản của chúng tôi có thể giúp bạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản.

Với sản phẩm của chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm các tính năng đa dạng và mạnh mẽ, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của ngành bất động sản. Từ quản lý danh sách tài sản đến theo dõi hợp đồng và thanh toán, chúng tôi cung cấp một nền tảng toàn diện để giúp bạn quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn một cách thuận tiện và hiệu quả.

Đội ngũ Chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai và sử dụng sản phẩm, từ việc tùy chỉnh phần mềm cho đến cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật. Chúng tôi cam kết mang lại sự tiện lợi và hài lòng tối đa cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Vui lòng điền thông tin của bạn vào bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!

    Call Now Button
    zalo-oa-account