Theo các chuyên gia phân tích, năm 2017 là năm sàn giao dịch bất động sản trở nên sôi động với những sản phẩm chất lượng, uy tín và tạo lòng tin khách hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, vẫn có doanh nghiệp vướng phải những bất cập mà dừng hoạt động.
Tính chung trong tháng 1/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra số liệu thống kê trong cả nước thu hút được trên 1,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào các dự án chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến và bất động sản. Đồng thời, Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc là 3 quốc gia có tỉ lệ FDI cao nhất chiếm 80%. Riêng lĩnh vực bất động sản đã thu hút được 207.4 triệu USD. Tính luôn cả năm 2016, dòng vốn này đã thu hút được 1.3 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn FDI.
Cụ thể, đầu tàu kinh tế Tp.HCM đang được đánh giá là khá sôi động, thu hút được nhiều dự án FDI nhất (chiếm 40.9% dòng FDI vào bất động sản cả nước). Tập đoàn Mitsubishi đã ký kết với Bitexco thành lập dự án liên doanh phát triển nhà ở với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 290 triệu USD. Bên cạnh đó, tập đoàn Maeda và Công ty Thiên Đức cũng ra mắt dự án căn hộ cao cấp Waterina Suites với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Qua đó cho thấy, không chỉ hút về số lượng, mà dòng vốn còn được các chuyên gia đánh giá là có khả thi hơn giai đoạn 2011-2013 trước đó. Điều này thể hiện qua việc các quỹ đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra để mua lại các dự án trước đó và triển khai ngay để có sản phẩm bán ra thị trường.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn đang bị trì trệ công việc của mình, thậm chí ngưng hoạt động mặc dù dòng vốn FDI đã tăng cao. Vậy nguyên nhân là do đâu?